Công nghệ màn hình trên do Erez Kikin-Gil - một nhà nghiên cứu hiện đang làm việc tại chi nhánh Redmond của Microsoft phát minh và công nghệ đã được cấp bằng sáng chế vào tháng 5 năm ngoái. Erez cho biết, công nghệ hướng đến các thiết bị với màn hình lớn kiểu như Microsoft Surface hơn là điện thoại hay máy tính bảng.
Nhắc đến Surface, thiết bị này được gọi là "chiếc bàn cảm ứng" với một màn hình lớn tích hợp camera và máy chiếu. Máy chiếu sẽ đóng vai trò hiển thị hình ảnh lên mặt bàn từ dưới lên và khi người dùng chạm vào hình ảnh, các phản chiếu hồng ngoại từ đầu ngón tay sẽ được camera bên dưới bàn nhận diện. Sau đó, vị trí của ngón tay được xác định và tạo nên tính năng cảm ứng trên mặt bàn.
Với sáng chế lần này, Microsoft đã phủ một lớp vật liệu polymer cảm nhận ánh sáng và lưu trữ hình dạng lên màn hình. Polymer trở nên cứng và lồi lên khi một bước sóng cực tím được truyền qua tại một điểm ảnh. Ngược lại, nó sẽ mềm khi bị một bước sóng khác tác động lên. Bằng cách điều biến các bước sóng, các chủ thể sẽ được tạo hình lỗi lõm trên màn hình.
Hiện tại, Microsoft vẫn chưa cung cấp thông tin về kế hoạch sử dụng sáng chế này nhưng nếu áp dụng vào các hệ thống hiển thị trực tiếp như màn hình LCD hay AMOLED, công nghệ trên có thể thay thế bàn phím vật lý của smartphone điển hình như BlackBerry. Công nghệ sẽ cung cấp một bàn phím xúc giác khi người dùng cần đến mà không làm giảm đi kích thước, bề mặt hay phải sử dụng một giải pháp làm giảm tính tương tác như loại màn hình cảm ứng lún SurePress trên dòng BlackBerry Storm.
Nguồn: Electronista; NewScientist
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.