Vòng xoáy trong không gian
Các nhà thiên văn cho rằng vòng xoáy vũ trụ có tên LL Pegasi được tạo ra từ bộ đôi ngôi sao chết. Cái chết của sao là vụ nổ phát sáng cực mạnh khi vòng đời của một ngôi sao kết thúc. Vụ nổ sao là hiện tượng cực hiếm. Trong suốt 1.000 năm qua chỉ có 4 vụ nổ sao xảy ra trong dải thiên hà (supernova). Các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện vụ nổ bằng cách xác định vị trí của các bức xạ lạ. Nhưng trường hợp của LL Pegasi không như thế, nó chỉ “lặng thầm” tạo ra những lớp khí và bão bụi, gọi là những tinh vân mà thôi.
Tinh vân được sao chết “sản xuất” ra với độ phủ sóng lên tới 50.000km/h. Và trường hợp tinh vân được tạo nên dưới dạng vòng trong xoáy như thế này chỉ xảy ra một lần trong 800 năm.
Tinh vân mắt mèo
Không giống như LL Pegasi, tinh vân hình mắt mèo tuyệt đẹp này hình thành từ “cái chết” của hành tinh lùn màu trắng. Có thể thấy vị trí của hành tinh lùn trắng ở ngay trung tâm bức ảnh. Có ít nhất là 11 vòng mờ mờ bao quanh hành tinh lùn màu trắng.
Tinh vân không định hình
Không phải ngôi sao chết nào cũng để lại những đám tinh vân có hình thù “chuẩn”. Như tinh vân NGC 2440, được phát hiện vào năm 2007. Ngôi sao tạo nên tinh vân “bắn” khí ga và bụi theo nhiều hướng khiến nó có hình thù không xác định. Tuy nhiên nó vẫn đẹp đến ngỡ ngàng!
Những vòng tròn thẳng hàng
Lại có trường hợp tinh vân tạo thành các vòng tròn giống như một phát hiện trong năm 2008. Hiện tượng này gọi là “thấu kính hấp dẫn”.
Một cái tên khác của hiện tượng là “Vòng tròn Einstein”, hai vòng tròn ở ngoài cùng đến từ hai thiên hà cách trái đất 11 tỉ và 6 tỉ năm ánh sáng. Còn vòng tròn to nhất nằm ở giữa, cách trái đất 3 tỉ năm ánh sáng.
Vì 3 dải thiên hà này khá thẳng hàng nên trọng lực từ thiên hà gần nhất sẽ tác động lên 2 cái còn lại và tạo nên hiệu ứng vòng tròn như trong hình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.