Giải pháp mà MIT đưa ra đó là sử dụng robot do họ nghiên cứu và phát triển mang tên Seaswarm. Nguyên mẫu robot của MIT vẫn chưa hoàn thành, họ cần một năm nữa để nghiên cứu trước khi được thương mại hóa. Seaswarm sẽ có một dải phía sau gần giống như dải băng truyền, nó không đứng yên mà luôn xoay giúp Seaswarm tiến về phía trước cũng như hút dầu khỏi bề mặt nước. MIT đã sử dụng các vật liệu nano (nanomaterial) giúp dải băng truyền (tạm gọi là dải băng truyền) tách dầu khỏi nước hiệu quả hơn (chỉ hút dầu và không hút nước).
Sau khi dầu đã được tách khỏi bề mặt nước và đưa vào bên trong khoang xử lý thì Seaswarm hoặc sẽ đốt số dầu đó hoặc đưa chúng vào những túi nhỏ và thả trôi trên mặt nước, các tàu cứu hộ sẽ có nhiệm vụ vớt chúng. Số dầu này sau đó có thể tái chế. Theo các nhà nghiên cứu của MIT thì trên một vùng biển bị dầu loang có thể có nhiều robot làm việc cùng lúc, chúng phối hợp với nhau nhờ hệ thống định vị GPS. Giả sử vụ tràn dần trên vịnh Mexico mà có Seaswarm làm nhiệm vụ hút dầu thì công việc này theo ước tính sẽ chỉ mất hai tháng với chi phí khoảng 100 triệu USD tới 200 triệu USD, ít hơn rất nhiều so với con số hàng tỉ USD mà BP bỏ ra để khắc phục sự cố.
MIT cho biết robot của họ sử dụng năng lượng mặt trời và có công suất hoạt động 100W. Seaswarm có phần băng chuyền nổi và dính với mặt nước nên nó có thể hoạt động dưới điều kiện thời tiết xấu như giông, bão mà không lo bị lật úp hay chìm. "Hãy tưởng tượng nó như một chiếc lá nổi trên mặt nước vậy", MIT giải thích.
Nguyên mẫu robot trị giá 20 ngàn Mỹ kim này sẽ được MIT giới thiệu tại một sự kiện diễn ra ở Venice, Ý vào thứ 7 tới. Robot Seaswarm sẽ tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện tại MIT trong khoảng một năm nữa.
Mô tả hoạt động của robot Seaswarm:
Nguồn: CNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.