10/9/10

Dùng kim cương để chữa bệnh

Các nhà khoa học từ Đài Loan đã phát triển loại “siêu kim cương tí hon” (nanodiamonds). Khi nuốt thứ “thuốc” này, hệ tiêu hóa không hề bị ảnh hưởng. Kim cương nano đã được bọc một lớp đường cho dễ uống. Sau khi hấp thụ vào cơ thể, các tinh thể kim cương sẽ diệt các tế bào mang bệnh.
Nghiên cứu này mới chỉ được giới hạn thử nghiệm đối với động vật nhưng có rất nhiều khả năng kim cương nano sẽ có tác dụng tốt cho con người.
 
Nghiên cứu cho thấy kim cương nano không hề độc hại” – Yi-ChunWu, nhà khoa học nghiên cứu về loại “thuốc” mới này cho hay.
 
Kim cương nano là những mảnh “tí hin” của cacbon tinh thể chỉ có chiều dài là vài nano mét (một nano mét bé hơn 100.000 lần sợi tóc).
 
Kim cương nano không ở dạng rắn. Ở giữa cấu trúc “tí hon’ của nó là những “cái lỗ”, được gọi là “lỗ trống”, nơi mà nguyên tử nitơ bị thay thế bởi 2 nguyên tử cacbon. Kim cương tự nhiên có nhiều nitơ thường mang màu vàng nhẹ. Lớp đầu tiên của kim cương nano chỉ mang cacbon tinh thể và nguyên tử nitơ. Lớp thứ 2 bao bọc bởi đường ngọt.
 
 
Các nhà khoa học đem “thuốc" này thử nghiệm ở một loại sâu tròn (roundworm). Khi vào trong cơ thể con sâu, kim cương nano đi qua hệ thống tiêu hóa và tập hợp ở nhiều điểm phía trong cơ thể con sâu.
 
Các tinh thể kim cương nano (cả kể 2 loại: trơn và có bọc đường) đều phát ra màu tím khi cho chiếu đèn vàng qua con sâu. Không có con sâu nào cho biểu hiện bất thường đối với kim cương nano.
 
Việc cho sâu “dùng” kim cương nano chỉ để đo độ độc hại (nếu có) của loại thuốc mới này. Hiện tại thì kim cương nano vẫn đang được phát triển để đạt được chỉ tiêu: tìm kiếm và gắn mình vào các tế bào mang bệnh, kể cả tế bào ung thư nữa. Đầu tiên, các hạt kim cương li ti phát ra ánh sáng tím sẽ giúp các bác sĩ xác định được vị trí của các tế bào bị ung thư. Sau đó thì kim cương nano còn góp phần trong quá trình điều trị nữa, tất nhiên là cách điều trị này sẽ giảm thiểu tối đa tác dụng phụ so với dùng thuốc liều cao.
 
Công nghệ kim cương nano rất hứa hẹn trong tương lai gần do có nhiều ưu điểm trong cách chữa trị bệnh. Hy vọng là nó sẽ sớm được áp dụng trong y học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.