20/2/11

Những ý kiến sai về Facebook, Twitter

Từ trước đến nay, chúng ta được nghe khá nhiều định kiến sai lầm về những phương pháp giao tiếp xã hội nói chung, cũng như mạng xã hội ảo nói riêng. Thậm chí, đôi khi, chúng ta còn tự đẩy mình vào các cuộc tranh luận với hàng loạt định kiến ấy.
   
Sau đây là 9 trong số những điều lầm tưởng phổ biến nhất về giao tiếp xã hội ảo.
                  
1. Trên Twitter, mọi người toàn nói về những chuyện không đâu
                     
       
Đây là sai lầm “kinh điển” của những người chưa bao giờ dùng Twitter một cách thật sự. Có lẽ, đây là lỗi của các blogger cũng như nhà báo khi tìm lời giải thích cho Twitter (“Để bạn nói với cả thế giới rằng mình đang làm gì”). Hãy nghĩ một chút, nếu như mọi người dùng Twitter chỉ để “khoe” mình đang làm gì, thì làm sao nó lại có đến 300 triệu thành viên, đúng không nào?
             
2. Twitter không thể nào kiếm ra tiền một cách thật sự
                  
       
Lý do Twitter (cũng như Facebook) không thể làm ra hàng tấn tiền đơn giản là do họ chẳng bao giờ thực sự tập trung vào mảng “cá kiếm” trong công việc của mình. Mà họ tập trung vào việc đó để làm gì chứ? Thử thách thật sự của mạng xã hội là giữ chân người sử dụng, chứ không phải bòn rút chiếc ví đáng thương của khách hàng.
              
Kiếm ra tiền từ 200 triệu thành viên của một mạng xã hội quá đơn giản, mỗi người đóng góp 1 USD, và họ có 200 triệu? Cái khó là làm thế nào để níu chân 200 triệu thành viên ấy trong một thời gian dài, phát triển thành một nền móng vững mạnh, thay vì "vắt chanh bỏ vỏ". Tất nhiên là Twitter hay Facebook đã rất khôn ngoan khi không tập trung vào vấn đề thứ hai.
                
3. LinkedIn mới là mạng xã hội dùng cho công việc, Facebook chỉ để giao tiếp với bạn bè
          
Rất nhiều người nghĩ rằng để giữ trạng thái cập nhật với mạng xã hội ảo, những gì bạn cần làm vô cùng đơn giản. Ví dụ khi có công việc làm ăn, thì mạng xã hội “tiêu chuẩn” và duy nhất để giao tiếp với các đối tác sẽ là LinkedIn.
                   
Đó hẳn là một khởi đầu tốt, nhưng chưa hẳn đã đem đến kết thúc “ngon lành”. Nhiều chuyên gia cho rằng lẽ ra những người được đề cập ở trên cũng nên có một tài khoản Facebook. Nếu như một người có một địa chỉ email, thì sớm hay muộn người ấy cũng sẽ có tài khoản Facebook hay Twitter. Vậy tại sao lại không làm lấy một tài khoản Facebook trong khi lợi ích nhận về đôi khi lại không ngờ!
               
4. Tham gia vào mạng xã hội luôn luôn tốn thời gian
            
Đúng, nhưng không phải là chính xác tuyệt đối. Hầu như tất cả mọi người (trừ những con nghiện mạng xã hội) luôn luôn có thể cập nhật status Facebook, hay xem ảnh của bạn bè mình trong khi đang làm việc, xem TV, để thư giãn.
           
Và cũng đừng bao giờ nói rằng mình quá bận rộn để tham gia mạng xã hội ảo. Trung bình, một người Mỹ xem TV 4 tiếng/ngày. Vậy thì việc bỏ ra 30 phút đến 1 tiếng để tương tác với những người bạn trên Facebook được cho là phí thời gian?
               
5. Việc chia sẻ những bức ảnh hay status chỉ dành cho những kẻ thích "tự sướng"
                
        
Tại sao bạn lại muốn chia sẻ những thứ như vậy? Bạn là kẻ thích "tự sướng"? Một trong những ngộ nhận kinh điển đã tồn tại từ rất lâu. Tất nhiên là chẳng ai thích việc chia sẻ hết thảy những gì mình nghĩ. Cái đáng nói ở đây là chúng ta muốn sẻ chia những kinh nghiệm cũng như ý kiến cá nhân, cùng với việc bày tỏ ước mơ, hy vọng hay ý tưởng với nhau.
            
Định nghĩa con người cũng bắt nguồn từ đó. Mạng xã hội làm cho việc đó trở nên dễ dàng hơn, trong khi những kẻ thích "tự sướng" lại quá nông cạn để hiểu điều này.
               
6. Bạn chẳng thể nào nói điều gì có ý nghĩa chỉ với 140 từ cả
               
Đây là mức giới hạn cho một tweet trên Twitter, dựa trên giới hạn 160 ký tự cho tin nhắn SMS năm xưa. Nhưng tất cả những thứ đó đều dựa trên sự giới hạn “chỗ viết” trên tấm bưu thiếp. Giới hạn này chính là thứ thử thách sự sáng tạo, cảm xúc cũng như khả năng của người dùng. Vậy thì tại sao lại không thử nhỉ? Facebook có lẽ "rộng lượng" hơn khi cho phép một status được phép dài đến 420 từ.
              
7. Bạn chẳng thể nào kiếm ra tiền trên Twitter cả
                
Lời phàn nàn cố hữu từ những người gắn chặt với những phương tiện truyền thông cổ điển. Họ cố gắng nói ra câu trên để chứng tỏ sự thông thái, trong khi nó chỉ chứng tỏ họ chẳng thèm suy nghĩ về vấn đề này hai lần.
            
Tiêu chí chung của ngành công nghiệp xuất bản là “chạm” được tới các khách hàng. Một khi đã có được sự chú ý của họ, thì bạn có thể quảng cáo mọi thứ. Lúc đó, vấn đề sẽ trở thành: Bạn sẽ kiếm ra bao nhiêu tiền từ khách hàng của mình?
            
8. “Tôi đã quá già cho những thứ như thế này rồi”
                
Có lẽ bạn đã tự đặt một chân mình xuống nấm mồ của chính bản thân rồi đấy! Hẳn là mạng xã hội dành cho những người trẻ tuổi năng động, nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn tuổi không được phép “đụng” đến nó. Các bạn còn nhớ cụ Ivy Bean chứ? Cụ bà 104 tuổi này vẫn còn có thể cập nhật status Facebook trên chiếc iPad của chính mình trước khi qua đời. Vậy sẽ định nghĩa “quá tuổi” như thế nào?
            
       
9. Mạng xã hội có quá nhiều thông tin
             
Tất nhiên là một trang mạng xã hội có rất nhiều thông tin, nhưng đó hoàn toàn không phải là chuyện xấu. Liệu bạn có bao giờ đổ lỗi cho một thư viện vì nó có quá nhiều sách? Liệu bạn có cảm thấy tiếc khi không thể nào đọc hết tất cả những cuốn sách mới được xuất bản? Chắc chắn là không.
         
Vì thế, đừng ngại bỏ qua những thông tin bạn cho là không cần thiết khi tham gia mạng xã hội ảo. Nó không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái, mà còn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian đấy!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.