Những lý do để không tin:


  1. Ai cũng biết Sony và Sony Ericsson có khả năng thiết kế sản phẩm đẹp và sang trọng thế nào. Ấy vậy mà một chiếc điện thoại mang tính chiến lược như PlayStation Phone lại khá xấu và thô, không thật sự phù hợp với đẳng cấp của nó.
  2. Sony và Sony Ericsson đều từ chối bình luận hoặc phủ nhận như đã nói ở trên.
  3. Sony Ericsson đã từng tìm kiếm những lập trình viên có khả năng tạo ra ứng dụng cho di động, game online, đặc biệt là trên nền tảng Android.
  4. Lý do quan trọng nhất: Nhìn vào bức hình trên đây, bạn sẽ thấy trên màn hình có A để Enter và B để Back, trong khi ngay phần bàn phím thôi thì có 4 biểu tượng X, O, tam giác, vuông. Không có lý do gì để Sony sử dụng hệ thống phím bấm của đối thủ Microsoft và Nintendo trên thiết bị của mình thay vì hệ thống phím truyền thống. Để hiểu ý nghĩa của 4 biểu tượng trên, mời bạn đọc bài viết này.
  5. Sony không muốn tự cắn vào chân mình, Sony Ericsson chỉ là 1 công ty liên doanh trong tập đoàn và Sony không thể vì cứu nó mà để ảnh hưởng đến nền tảng máy chơi game truyền thống. Hơn nữa, Sony Ericsson cũng đang bắt đầu có lời trong thời gian gần đây. Nếu Sony đầu tư PlayStation Phone cho SE, chắc hẳn họ sẽ bị phân chia ra làm 2 mảng Android và PSP, chẳng nhà phát triển nào lại muốn phân tách ra như vậy, nguồn lực quảng cáo cũng bị chia ra.
  6. Ngoài ra, phát triển PS Phone trên Android khá mạo hiểm. Từ trước đến nay, các nền tảng game thường bị khóa chặt với phần cứng, game của 1 nền tảng chỉ chạy trên 1 phần cứng duy nhất, do vậy mà tính ổn định/chất lượng được bảo đảm. Android lại có quá nhiều phần cứng khác nhau, tốc độ thay đổi cấu hình cũng quá nhanh so với trung bình 3-5 năm của máy game truyền thống. Mặt khác, do được tạo ra chỉ dành cho game mà cấu hình yếu hơn nhưng đồ họa trên các máy chơi game chuyên dụng vẫn đẹp hơn rất nhiều. Hơn nữa, liệu Sony Ericsson có thể giải được bài toán khó này trên những thiết bị đa mục đích như điện thoại?
  7. Cuối cùng, phát triển trên Android đồng nghĩa với việc mở nền tảng PlayStation sang các thiết bị Android khác. Sony Ericsson có quyền khóa chỉ cho game chạy trên nền tảng của mình, nhưng liệu họ có thể làm được điều đó không khi mà cộng đồng Android có khả năng "phá" rất mạnh, ngay cả Android Market của Google cũng bị thay đổi thông số để mở khóa hết tính năng bị khóa thì không có lý do gì để SE được an toàn. Giải pháp khóa phần cứng bằng chip cũng không khả thi vì T-Mobile G2 vẫn bị up ROM cook "ầm ầm".
Vậy tại sau chúng ta nên tin:
  1. Cho dù đã bắt đầu có lời nhưng Sony Ericsson vẫn còn đang rất khó khăn, thời gian nâng cấp sản phẩm chậm chạp cộng với hình ảnh thương hiệu phần nào mai một trong thời gian gần đây đã làm hãng khá bối rối trong việc thu hút người tiêu dùng mới. Khi mà thị trường điện thoại di động đang dần nổi lên như 1 xu hướng mới, sẽ rất sai lầm nếu Sony và Ericsson để mất thương hiệu Sony Ericsson. Hơn nữa, có thể Sony sẽ đánh đổi PSP đang gặp khó khăn (PSP Go không thành công, PSP giảm doanh thu, gặp khó khăn với Nintendo DS, Apple iOS...) để tạo ra 1 khởi đầu mới với điện thoại di động.
  2. Có thể Sony và Sony Ericsson đang chơi trò "vờn" báo chí, họ cố tình làm sai biểu tượng A B ở trên để đánh lừa. Trong thời đại hiện tại thì ai mà tin được bất cứ cái gì!
  3. Kiểu dáng của PS Phone cũng khá giống Vivaz Pro của Sony Ericsson đồng thời mặt sau lại gần giống Xperia X2 của hãng. Cơ trượt PS Phone gần như không khác gì với X2. Hơn nữa, điểm quan trọng nhất là mặt trước của PS Phone gần giống với X10 HD (chưa đặt tên chính thức), phiên bản X10 mà Tinhte.vn được biết sẽ sử dụng Android 3.0 trong thời gian tới. Dù các đường cong không cong bằng PS Phone bị lộ nhưng không ai có thể phủ nhận sự giống nhau giữa 2 thiết bị này (nếu bạn may mắn thấy chúng:P).
  4. Thấy dòng chữ Z-System ở bức hình dưới đây chứ? Vâng, bạn đã đoán đúng rồi đó, Z-System là 1 nền tảng được đăng ký bởi chính Sony Ericsson. Trang web chính thức Z-System.com cũng có chủ sở hữu là Sony Ericsson. Đến đây thì câu chuyện có vẻ rõ ràng hơn rồi đấy. Tham khảo thêm tại đây.
  5. Z-System có tên mã là Zeus, vị thần tối cao của truyền thuyết Hy Lạp. Không có gì đáng ngạc nhiên khi 1 kế hoạch tối quan trọng được mang tên này.

Kết luận:
Cho đến thời điểm này, bản thân người viết bài chỉ có thể đưa ra những suy đoán dựa và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân. Khả năng cao nhất, PS Phone bị lộ là thật nhưng chưa hoàn thiện và vẫn còn phải chỉnh sửa nhiều. Khả năng khác cũng khá cao là chiếc PS Phone kia là 1 bản thử nghiệm và sẽ bị loại bỏ (xảy ra khá thường xuyên, chẳng hạn như iPhone cũng đã từng có bản thử nghiệm nhiều màu, iPod touch gen 3 có camera...). Có một điều chắc chắn ở đây: nền tảng PlayStation Phone là có thật và chúng ta cùng chờ xem Sony cùng Sony Ericsson sẽ thương mại hóa nó thế nào.