Liệu con người có thực sự đơn độc trong vũ trụ rộng lớn bao la này? Đó là câu hỏi mà rất nhiều thế hệ các nhà khoa học đã tìm cách giải đáp. Mặc dù chưa có những bằng chứng nào thực sự xác đáng để chứng tỏ có sự xuất hiện của những người ngoài hành tinh nhưng với vũ trụ rộng lớn thế kia thì xem ra điều đó hoàn toàn là có khả năng. Cùng nghía qua những nơi mà loài người đã khám phá hoặc chưa hề có nghiên cứu để xem liệu có sự sống khác không nhé!
Đã có khoảng 22.000 tài liệu ghi nhận về thiên thạch va vào trên trái đất. Phần nhiều trong số đó có những kết cấu khá phức tạp.
Năm 1996, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng rất rõ ràng về hóa thạch vi khuẩn trên một thiên thạch được cho là đến từ sao Hỏa tại Nam Cực. Điều này cho thấy sự sống có lẽ đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ cách đây 3,6 tỉ năm về trước. Sau nhiều năm tranh cãi, vấn đề “liệu có sự sống trên mẫu thiên thạch từ sao Hỏa” vẫn chưa được giải quyết. Sự sống mà các nhà khoa học định nghĩa ở đây là bắt nguồn từ vi khuẩn.
Sao Hỏa
Ngay cả chính sao Hỏa cũng ẩn giấu nhiều điều. Các nghiên cứu gần đây cho thấy khí hậu khắc nghiệt, cảnh vật hoang tàn, tiêu điều ở nơi đây khó có thể tạo nên "viễn cảnh" có người sao Hỏa sinh sống.
Nhưng cũng có những nhận định cho rằng hành tinh đỏ đã từng có một quá khứ với khí hậu ôn hòa, ấm áp và thậm chí còn “ẩm ướt” (do từng có nước) nữa. Những dấu vết về những dòng sông khô, núi băng, núi lửa và khoáng chất có liên quan đến nước đều đã được tìm thấy. Năm 2008, tàu du hành của NASA là Phoenix đã gửi về hình ảnh của một “cục băng” sau khi đào qua một lớp đất đá trên bề mặt sao Hỏa. Mà nước lại là thứ bắt nguồn cho sự sống trên trái đất. Ngoài ra, còn tìm thấy sự xuất hiện của khí mêtan trên khí quyển sao Hỏa, một bằng chứng cho thấy hành tinh này vẫn “đang sống”.
Mặc dù vẫn chưa khẳng định được sự sống trên sao Hỏa nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng hành tinh này vẫn đang ẩn chứa một thứ gì đó. Khí mêtan tạo nên vi khuẩn. Mà vi khuẩn lại là một trong những sự sống đầu tiên trên trái đất.
Europa
Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài của sao Mộc. Europa được Galileo Galilei và Simon Marius phát hiện năm 1610. Europa có thể là “ngôi nhà” của sự sống ở dạng phức tạp.
Các nhà khoa học đã mất nhiều năm để chứng minh rằng có cả một đại dương có thể bị ẩn dưới bề mặt băng giá của Europa. Người ta cho rằng trong đại dương dưới bề mặt của Europa có thể tồn tại sự sống. Đại dương này có thể có môi trường tương tự như môi trường gần các ống phun nước nóng ngầm dưới đáy biển hoặc giống như môi trường trong hồ Vostok ở Bắc cực. Nhiệt độ bề mặt Europa là 110 K (−160 °C; −260 °F) tại xích đạo và 50 K (−220 °C; −370 °F) tại 2 cực, khiến cho băng trên Europa cứng như đá granite. Sự sống trong một môi trường như vậy nếu có sẽ giống như các dạng sống nguyên sinh ở đáy biển trên Trái Đất.
Mặc dù cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa khẳng định được có sự sống trên Europa hay không, nhưng khả năng tồn tại của đại dương trên Europa vẫn thúc đẩy người ta phóng các tàu thám hiểm để nghiên cứu vệ tinh này.
Callisto
Callisto được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc. Callisto có cấu tạo một nửa là đất đá và nửa còn lại là băng. Theo những quan sát quang phổ, bề mặt của Callisto được cấu tạo từ băng nước, khí CO2, silicates và các hợp chất hữu cơ. Tàu thám hiểm Galileo khi nghiên cứu Sao Mộc và các vệ tinh của nó đã chỉ ra rằng, rất có thể ở phía dưới lớp bề mặt băng đá 1.000 km là một đại dương cũng giống như Europa. Callisto được cho là có khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. Có thể có những dạng sống vi sinh vật tồn tại trong đại dương bên dưới bề mặt của Callisto.
Mặc dù vậy, khả năng tồn tại sự sống trên Callisto không nhiều như Europa. Nguyên nhân căn bản là do lớp đại dương này có thể không có những vật liệu rắn cần thiết cho sự sống cũng như thiếu đi nguồn trao đổi nhiệt.
Titan
Titan hoặc Saturn VI là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất được biết đến có một khí quyển đặc, và vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước đã được khám phá.
Các nhà khoa học cho rằng khí quyển của Trái Đất lúc đầu tương đối giống với khi quyển của Titan hiện tại. Nhiều giả thuyết đã cố gắng tìm những gạch nối giữa các thành phần hóa học trong khí quyển Titan hiện nay và khả năng xuất hiện sự sống. Thậm chí đã có giả thuyết cho rằng những vụ va chạm giữa thiên thạch và trái đất từ xưa đã khiến những mảnh đã chứa vi khuẩn từ trái đất bay lên thoát khỏi lực hút trái đất. Các tính toán cho thấy một số viên đá đó có thể va chạm với các thiên thể trong hệ mặt trởi, bao gồm cả Titan nữa.
Dù có những khả năng cuộc sống sinh vật như vậy, có rất nhiều cản trở cho cuộc sống trên Titan, và bất kỳ sự tương tự nào với Trái đất đều không chính xác. Với khoảng rất xa Mặt trời, Titan rất lạnh lẽo và bầu khí quyển của nó không có khí CO2. Dù có những khó khăn như vậy nhưng tranh luận về cuộc sống (nếu có) trên Titan vẫn là một chủ đề rất hot đấy!
Enceladus
Enceladus là vệ tinh lớn thứ 6 của sao Thổ. Nó được nhà thiên văn học William Herschel phát hiện vào năm 1789. Người ta biết rất ít về Enceladus ngoài việc trên bề mặt vệ tinh này có nước. Cuối năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện thấy hơi nước bốc lên từ bề mặt Enceladus. Điều đó chứng tỏ rằng trên vệ tinh này có nước, và từ đó có thể có sự sống. Candice Hansen, một nhà khoa học của Phòng thí nghiệm tên lửa đẩy NASA tại California đã dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về đám bụi khí trên Enceladus. Họ đã quyết định nghiên cứu kĩ về thành phần cấu tạo của đám bụi khí.
Những chứng cứ từ tàu Cassini chỉ ra rằng ở dưới lớp băng bề mặt của Enceladus có thể là một đại dương bao phủ khắp vệ tinh. Các tinh thể băng được tàu Cassini phân tích đã cho thấy đó là băng của nước muối. Theo người ta ước đoán, nước muối như vậy chỉ có thể xuất hiện trong một thể tích nước rất lớn. Vì thế Enceladus trở thành một địa điểm tốt để xuất hiện sự sống ngoài Trái đất. Ngoài ra còn có giả thuyết cho rằng nguồn nước trên xuất phát từ một hang lớn chứa nước dưới bề mặt Enceladus.
Exoplanets
Exoplanet là khái niệm chỉ những hành tinh xoay quanh ngôi sao không thuộc hệ mặt trời. Hai hành tinh này được phát hiện xoay ngược quanh ngôi sao của chúng. Các nhà khoa học mới chỉ khám phá ra những “thế giới mới” này trong khoảng 1 thập kỉ về trước (hành tinh đầu tiên có tên là HD 209458, được khám phá ra vào năm 1999), từ sau đó, có rất nhiều những hành tinh khác tương tự thế được tìm thấy. Ví dụ như HD 209458b có dấu hiệu của nước, khí mêtan, khí cacbon dioxit trong bầu khí quyển, tất cả đều là những “chìa khóa” cho sự sống.
Tinh vân Orion
Tinh vân này nằm về phía Nam chòm sao Orion, cách trái đất 1.500 năm ánh sáng. Có đến 400 tỉ ngôi sao thuộc tinh vân này và nó như một “mỏ vàng” cho chúng ta tìm kiếm sự sống.
Nhìn qua kính thiên văn, các nhà khoa học cũng có thể xác định được các chất như nước, cacbon monoxit, methanol, hydro, sulfua oxit, v.v… tồn tại trong dải màu tuyệt đẹp này.
Tất cả những khu vực khác trong vũ trụ
Để khám phá, điểm danh hết những “thành viên” trong vũ trụ rộng lớn quả là một nhiệm vụ bất khả thi. Hoàn toàn có thể tồn tại những hành tinh có môi trường tương tự hay thậm chí là những bản sao hoàn hảo của trái đất.
Dù sao thì, nếu người ngoài hành tinh xuất hiện, chúng ta hãy hy vọng là họ rất thiện chí và hiền hòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.