15/9/10

Những điều bạn nên biết về nền tảng Intel Sandy Bridge

Intel luôn rất ham muốn chiếc bánh đồ hoạ mà AMD và nVidia đang nắm giữ. Hầu hết người dùng bình thường đều không cần những con chip đồ họa của 2 hãng trên mà chỉ cần những giải pháp đồ họa tích hợp là đủ. Đó chính là lý do để Intel giới thiệu nền tảng Sandy Bridge(SB). Theo lời của hãng thì nền tảng này có hiệu năng xử lý đồ họa mạnh gấp 4 lần so với chip tích hợp Intel HD trong các thế hệ Core i đầu tiên hay 25 lần so với Intel GMA4500. Intel cũng trình diễn thử nghiệm StarCraft 2 với card đồ họa gắn rời để chứng minh cho khả năng chơi game của Sandy Bridge.


Sandy Bridge với nhân đồ họa ngay trong đế
Sức mạnh vuợt trội Core i:


Con chip Core thế hệ 2

Sandy Bridge là thế hệ thứ 2 của vi xử lý Core, nó được trang bị nhân xử lý đồ họa mạnh hơn đồng thời được tích hợp công nghệ Turbo 2.0. Trong một thử nghiệm của Intel, nền tảng mới nhanh gấp 2-3 lần hệ thống Core i7 hiện hành khi mã hóa video sử dụng phần mềm Media Show Espresso. Tuy phần mềm này đã được tối ưu hóa cho Sandy Bridge nhưng nó vẫn là một ví dụ rất sống động về sức mạnh của thế hệ CPU Intel mới.

Một thử nghiệm khác về việc chuyển đổi phim HD cũng cho thấy sự vuợt trội của SB khi nó hoàn thành 1 đoạn phim 1080p khi mà Core i7 mới chỉ được 30%. Đại diện Intel cho biết SB có thể xử lý đến 8 luồng video 1080p cùng lức, cho phép phân tích video theo thời gian thực. Ngoài ra thì SB cũng hỗ trợ tập lệnh AVX (Advanced Vector Extensions), kế thừa các tập lệnh mở rộng MMX và SSE trước đó hỗ trợ cho các công việc biên tập đa phương tiện. Tập lệnh mới thật sự mạnh mẽ trong việc tính toán dấu chấm động khi hỗ trợ engine 256bit thay vì 128bit của SSE cũ.

Sandy Bridge sẽ sử dụng tiến trình 32nm và sẽ không bao giờ đạt đến 22nm cho dù Intel cũng đồng thời trình diễn việc sản xuất SRAM trên 22nm tại IDF 2010. Dự kiến những tế bào SRAM này sẽ xuất hiện vào đầu năm sau và có thể nền tảng tiếp theo của Intel là Ivi Bridge mới được dùng 22nm vào cuồi 2011. SB là bước nhảy Tock, một bước nhảy lớn để sau đó Ivy Bridge sẽ có bước cải tiến Tick. Bước Tock tiếp theo sẽ là nền tảng Haswell vào năm 2012, năm được đồn tại là ngày tận thế!


Tick Tock Tick Tock

GPU trong đế CPU:

Cấu trúc SB

Nói sâu hơn 1 chút về nhân đồ họa của SB, nó sẽ được tích hợp trực tiếp vào đế CPU, tức là sẽ được chia sẻ tuyến ring bus (học của AMD) tốc độ cao mà Intel gọi là LLC (Last Level Cache, ở đây là cache L3-người dịch). Đây là 1 cải tiến rất rất quan trọng vì nó cho phép GPU sử dụng chung cache với CPU, các trình điều khiển sẽ có thể quyết định thành phần đồ họa nào cần cache lại, từ đó tăng sức mạnh vì các tuyến cache có tốc độ rất cao. Mặt khác, GPU cũng không phải liên lạc với bộ nhớ RAM hệ thống, giảm độ trễ và tiết kiệm năng lượng hơn. Cứ mỗi kết nối như vậy sẽ có băng thông cực kỳ kinh khủng là 96GB một giây. Bạn hãy chú ý đến từ mỗi kết nối nhé vì SB là một nền tảng được thiết kế theo kiểu module, lượng cache của nó kết nối chặt chẽ với số nhân của vi xử lý, qua đó nhân xử lý càng nhiều thì băng thông đi qua càng nhiều. Lấy một ví dụ đơn giản, một vi xử lý SB 5 nhân sẽ có tốc độ truyền tải dữ liệu 96x4=384GB qua tuyến ring bus, trong khi 2 nhân là 192GB.

Ngoài ra, nằm trong nhân CPU nên tính năng Turbo Boost mà chúng ta quen thuộc ở Core i cũng sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, do được cải tiến nên Turbo Boost 2.0 mới sẽ tự động tăng xung của CPU và GPU riêng tùy theo nhu cầu. Bên cạnh đó nó cũng hỗ trợ tăng xung hệ thống vượt quá TDP trong một thời gian ngắn (tối đa 25 giây), đủ để tăng sức mạnh mà vẫn giữ cho máy an toàn. Dù vậy thì GPU này không hỗ trợ thư viện đồ họa DirectX 11 mà chỉ đừng lại ở bản 10.1. Sẽ có 2 phiên bản nhân GPU được bán ra cho các nhà sản xuất lựa chọn, 1 có 12 EU (execution units) và 1 có 6 EUs. Các phiên bản máy tính xách tay mặc định có 12 EU còn máy tính bàn mới được lựa chọn.

Chipset mới, socket mới:
Quay trở lại với SB, nhân xử lý của nó sẽ là một phiên bản nâng cao của Westmere hiện tại. Tuy vậy, có 1 sự xuất hiện của 1 thành phần mới ở chip cầu bắc: System Agent. Sysem Agent sẽ được nằm chung với memory controller, PCIe controller, DMI, display controller và PCU (power control unit). PCU cũng sẽ có cải tiến từ PCU cũ của nền tảng Nahalem. Socket mà SB dùng sẽ là LGA-1155,bạn sẽ phải mua bo mạch chủ dùng chipset dòng 6 mới của Intel thôi, không thể tận dụng bo mạch cũ đâu!

Về phần USB 3.0, hãy quên ý nghĩ Intel sẽ hỗ trợ nó đi. Cho dù đồn đại rất nhiều trước IDF nhưng Intel đã chính thức xác nhận USB 3.0 sẽ không được tích hợp mà các nhà sản xuất phải mua chip từ bên thứ 3 (chẳng hạn như NEC). Chipset thuộc series 6 sẽ hỗ trợ 2 cổng SATA 6Gbps, đủ sức cho các ổ đĩa SSD tung hoành. Ngoài ra thì khe PCIe 2.0 tốc độ 5GT/s sẽ được kích hoạt.

Kết luận:
Một thử nghiệm từ Anantech cho thấy CPU cấp trung Core i5 2400 có sức mạnh ngang ngửa với Core i7 880 ở thời điểm hiện tại cho dù chưa kích hoạt Hyper Threading, hơn khoảng 30% so với i5 760. Kết quả thử nghiệm đồ họa cũng rất ấn tượng, cực kỳ ấn tượng thì đúng hơn khi mà GPU tích hợp Intel mạnh ngang ngửa với AMD Rareon HD 5450 (phiên bản 12 EU). Dự kiến SB sẽ xuất hiện trên cả máy tính để bàn và xách tay vào đầu 2011. Có thể thấy qua những cải tiến của Intel thì SB rất đáng để chờ đợi. Điều đáng tiếc nhất là Intel không hỗ trợ USB 3.0.

Các phiên bản:

Hướng dẫn cách đặt tên của SB

SB sẽ có 3 dòng sản phẩm khác nhau với tên mã cuối cùng lần lượt là K, S và T, khá phức tạp. Bạn cần nhớ những nguyên tắc sau để phân biệt:

Tên mã CPU gồm 4 phần riêng biệt, ví dụ CPU Intel Core i7 2600K gồm 4 phần tương ứng: Intel Core là tên thương hiệu i7 là dòng 2600 là tên mã và K là hậu tố cuối cùng. Chúng ta đã quen với 3 cái đầu, cái sau gồm K, S và T như đã nói ở trên. K là dóng đầy đủ sức mạnh như nhưng nó cũng tiêu thụ nhiều điện nhất, lên tới 95W. S cân bằng giữa điện năng và hiệu suất trong khi T tiết kiệm điện nhất. Ngoài ra thì ta còn có 1 loại ko có hậu tố cuối cùng!

Dòng S sẽ chạy với xung nhịp thấp hơn dòng không có hậu tố, ví dụ như CPU i7 2600 chạy ở 3,4GHz trong khi 2600S là 2,8GHz. Dù vậy thì cả 2 có tốc độ Turbo Boost cao bằng nhau là 3,8GHz. Các CPU có chữ S có mức độ tiêu thụ điện là 65W trong kih không S vẫn là 95W như K. Các CPU T sẽ có mức TPD là 35 hoặc 45W. Chưa có thông tin về số EU của các phiên bản này, không biết chúng có giống nhau hay không. Bạn có thể xem thêm lộ trình của Intel tại đây.

Intel Xeon:
Cũng nhận dịp này, Intel trình diễn thế hệ vi xử lý máy chủ Xeon tiếp theo. Chúng sẽ có 8 nhân, hỗ trợ tối đa 2 CPU trên 1 máy. Như vậy, kết hợp với công nghệ Hyper Threading thì số luồng xử lý tối đa cùng lúc là 32 luồng. Những con Xeon mới sẽ xuất hiện vào cuối 2011.


Lộ trình chipset


CPU


và CPU

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.