Con người đã không ngừng theo dõi mặt trời trong hàng triệu năm qua và mặc dù đã thu được rất nhiều kiến thức về mặt trời từ nhiều thập kỉ trước, hiện vẫn tồn tại 2 câu hỏi làm đau đầu các nhà khoa học. Trở lại những năm 40, câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao lớp khí quyển plasma của mặt trời (vành nhật hoa) lại nóng hơn bề mặt thấy được gấp hàng trăm lần. Câu hỏi thứ 2 liên quan đến nguồn gốc của những cơn gió mặt trời trong khí quyển của nó, chúng di chuyển với vật tốc siêu âm và tác động đến hành tinh chúng ta cũng như các hành tinh còn lại trong hệ mặt trời.
Câu trả lời chính xác chỉ có được bằng cách trực tiếp đo đạt tầng khí quyển của mặt trời. Vì vậy, kể từ năm 1958, giải pháp phóng tên lửa thăm dò lên mặt trời đã được đề cập nhưng lúc đó công nghệ vẫn chưa phát triển để thực hiện điều này. Kể từ đó, sứ mạng khám phá mặt trời vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu.
Tàu vũ trụ:
Một con tàu vũ trụ khi được phóng lên mặt trời, nó phải giữ khoảng cách an toàn ít nhất là 6 triệu km cách bề mặt quả cầu lửa. Điều kiện khắc nghiệt trong khu vực được các nhà khoa học dự đoán: nhiệt độ có thể vượt mức 1400 độ C và bức xạ có cường độ rất mạnh. Vì vậy, tàu vũ trụ phải có cấu trúc bảo vệ thích hợp. Điều này được thực hiện nhờ sự phát triển của công nghệ bảo vệ nhiệt Thermal Protection System (TPS). Một vỏ bọc bằng cacbon dẹp và rộng có đường kính 2,7m sẽ bảo vệ con tàu cũng như các trang thiết bị bên trong tránh các tác động bên ngoài.
Năng lượng cho tàu được cung cấp bởi 2 hệ thống riêng biệt. Hệ thống đầu tiên thực hiện chức năng đưa vệ tinh thăm dò tiến thẳng đến mặt trời. Bên cạnh đó, hệ thống thứ 2 bao gồm 2 khoang chuyển động, chứa các tấm làm mát bằng chất lỏng được thiết kế đặc biệt để chống chịu nhiệt độ khủng khiếp từ khí quyển plasma của mặt trời. Nếu tàu tiến sát đến mặt trời hơn, hệ thống thứ 2 sẽ tự động co vào phía sau lớp TPS để duy trì nhiệt độ tiêu chuẩn và năng lượng đầu ra, trong khi pin li-ion sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng phục hồi.
Tàu có kích cỡ bằng một chiếc xe hơi nhỏ và được dẫn đường bởi 1 hệ thống gồm 3 máy theo dõi sao, 1 thiết bị đo đạt và 1 cảm biến mặt trời. Ngoài ra, vệ tinh được trang bị 4 bánh lái và hệ thống phản lực đơn để điều chỉnh quỹ đạo bay chính xác theo lịch trình đã định.
Sứ mạng:
Năm 2009, NASA đã mời các nhà nghiên cứu đệ trình các đề xuất khoa học nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các nghi vấn về tầng khí quyển của mặt trời. Hiện tại, dự án này đã hoàn tất và 5 dự án được chọn bao gồm:
- Nghiên cứu về electron alpha và proton trong gió mặt trời: dự án sẽ thu thập các hạt tồn tại trong bầu khí quyển mặt trời như electron, proton và ion heli. Các hạt sẽ được bảo quản trong một chiếc cốc đặc biệt và sẽ được phân tích đặc tính.
- Thu thập hình ảnh: một kính thiên văn sẽ chụp các hình ảnh 3D của vành nhật hoa, bao gồm các hình ảnh 3 chiều của mây và sóng bức xạ khi chúng di chuyển ngang tàu.
- Thử nghiệm các trường: bao gồm việc đo đạc các điện trường và từ trường, phát xạ radio và sóng điện từ xuất hiện trong khí quyển plasma. Ngoài ra, quá trình thử nghiệm cũng phát hiện bụi và điện thế sản sinh khi các hạt bụi tiếp xúc với ăng-ten của tàu.
- Liên kết khoa học: 2 thiết bị trên tàu sẽ kiểm tra các nguyên tố trong khí quyển mặt trời qua một máy quang phổ lớn, tính toán trọng lượng và phân loại các ion trong khu vực gần tàu.
- Khám phá nguồn gốc của nhật quyển: dự án do nhà khoa học Marco Velli đảm nhận. Mục tiêu dự án nhằm đem lại một nhận định về hiệu suất khoa học của toàn bộ sứ mạng nghiên cứu.
Được biết NASA sẽ phóng Solar Probe Plus vào năm 2018.
Nguồn: Gizmag
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.