5/9/10

Khủng hoảng tài chính khiến tăng trưởng giao dịch tiền tệ chững lại


Giá trị giao dịch tiền tệ hàng ngày đạt khoảng 4 nghìn tỷ USD và ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 20%. Thời kỳ trước đó, giá trị giao dịch tăng trưởng tới 72%.
Theo Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), tăng trưởng của hoạt động giao dịch tiền tệ trong khoảng thời gian 3 năm kết thúc vào cuối tháng 4/2010 chững lại. Biến động trên thị trường quá mạnh, tâm lý chuộng rủi ro giảm bớt.
Theo kết quả cuộc khảo sát do BIS tiến hành 3 năm/lần, giá trị giao dịch hàng ngày tăng 20% lên 4 nghìn tỷ USD/ngày.

Kết quả khảo sát công bố năm 2007 cho thấy tốc độ tăng trưởng của giao dịch trong 3 năm trước đó đạt 72%. Tăng trưởng giao dịch thời kỳ đó lên mạnh nhờ biến động thị trường không quá cao và tâm lý chuộng rủi ro lên cao, ngoài ra là nhờ hoạt động mở rộng các quỹ đầu cơ.
Theo chỉ số của JP Morgan Chase thực hiện để theo dõi biến động của đồng USD so với đồng euro và đồng tiền của Nhật, Úc, Canada, Anh và Thụy Sỹ, biến động quyền chọn đối với các tỷ giá hối đoái chính ở mức trung bình 12,25% trong khoảng thời gian 3 năm kết thúc vào ngày 01/04/2010.
Tỷ lệ này trong khoảng thời gian từ tháng 4/2004 đến cuối tháng 3/2007 chỉ là 9%. Chỉ số đo biến động, tính toán trong khoảng thời gian 3 tháng, lên mức 26,6% trong tháng 10/2008 khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ.
Ông Kevin Rodgers, trưởng bộ phận kinh doanh ngoại hối tại Deutsche Bank AG, ngân hàng giao dịch tiền tệ lớn nhất thế giới, nhận xét: “Khủng hoảng mang lại quá nhiều sự hỗn loạn vì thế biến động đã lên mức rất cao. Dù biến động đã giảm xuống trong thời gian gần đây nhưng so trong lịch sử vẫn ở mức cao. Thị trường hiện tồn tại nhiều bất ổn hơn so với trước khủng hoảng.”
Thị trường biến động mạnh
Ngân hàng BIS được thành lập năm 1930 và đóng vai trò Ngân hàng Trung ương của các cơ quan quản lý tiền tệ trên thế giới. Khảo sát đối với thị trường ngoại hối và phái sinh được thực hiện nhờ số liệu từ 53 ngân hàng lớn trên thế giới.
Đồng euro lên mức cao kỷ lục so với đồng USD vào năm 2008 và sau đó đi xuống khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Sau đó đồng euro hồi phục lại được phần lớn mức sụt giảm trong năm 2009 nhưng rồi lại giảm sâu trong năm 2010 bởi khủng hoảng ngân sách Hy Lạp khiến thị trường dự đoán đồng tiền chung này không thể tồn tại.
Tháng 8/2010, đồng yên đã có lúc lên mức cao nhất trong 15 năm so với đồng USD, còn đồng franc Thụy Sỹ tăng lên mức kỷ lục so với đồng euro bởi nhà đầu tư mua mạnh đồng tiền này.
Nước Anh vẫn đứng đầu với vị trí trung tâm giao dịch ngoại hối của thế giới. Các ngân hàng Anh nắm 36,7% thị phần, con số này vào năm 2007 chỉ là 34,6%. Ngân hàng Mỹ năm 18% thị phần. Ngân hàng Nhật, Singapore, Thụy Sỹ, Hồng Kông và Úc nắm thị phần lớn nhất.
Giao dịch bằng đồng USD giảm
Giao dịch có sử dụng đồng USD giảm. Khoảng 85% giao dịch trong khoảng thời gian 3 năm được khảo sát là giao dịch đồng USD, thấp hơn so với con số 90% so với khảo sát được đưa ra năm 2001.
Giao dịch bằng đồng euro tăng thêm 2 điểm phần trăm lên 39%. Giao dịch đồng nội tệ của các nước mới nổi cũng có cải thiện, đi đầu là đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng won Hàn Quốc.
Giao dịch trên thị trường tiền tệ trong 3 năm qua chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ của giao dịch giao ngay, giao dịch thực hiện bằng tiền mặt ngay lập tức chứ không phải giao dịch tương lai.
Giao dịch giao ngay chiếm 37% tổng giao dịch ngoại hối. Giao dịch của các Ngân hàng Trung ương, quỹ đầu cơ, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ và các công ty bảo hiểm tăng 42% lên 1,9 nghìn tỷ USD.
Giá trị giao dịch hàng ngày tại Anh tăng 25% lên 1,85 nghìn tỷ USD. Giao dịch giao ngay tăng trưởng 108% và chiếm 38% tổng các giao dịch.
Theo BIS, CafeF



anh kiem tine online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.