Thế giới hưởng lợi khi lương lao động Trung Quốc tăng
“Chê” lợi suất thấp, Trung Quốc giảm kỷ lục nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ
Đồng yên Nhật lên mức cao nhất trong 15 năm so với đồng USD trong thời gian gần đây, ngoài ra, đồng yên tăng giá lên mức cao kỷ lục so với các đồng tiền khác.
Trong suốt thời khủng hoảng kinh tế, đồng yên không ngừng tăng giá trong khi các đồng tiền khác hạ giá.
Từ khi khủng hoảng kinh tế bắt đầu đồng yên đã tăng giá hơn 40%, và trong 2 tháng qua đã tăng tới gần 8%.
Tại sao đồng yên liên tiếp tăng giá?
Chênh lệch lãi suất thấp, lo lắng về triển vọng kinh tế thế giới và khả năng can thiệp của một số bên.
Bộ trưởng Tài chính Nhật đã làm giảm những nỗi lo bằng cách tuyên bố sự tăng giá của đồng yên sẽ chịu sự chi phối của thị trường. Cũng dễ hiểu tại sao nhiều người cho rằng Bộ trưởng Tài chính muốn can thiệp.
Đồng yên tăng giá, hàng hóa của Nhật trở nên mất sức cạnh tranh trên các thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ – đối tác nhập hàng của Nhật nhiều nhất.
Việc đồng yên không ngừng mạnh lên khiến doanh thu của các công ty Nhật thu được từ Mỹ giảm khi quy đổi ra đồng yên. Các doanh nghiệp Nhật vì thế liên tục kêu gọi giảm thuế, thế nhưng đáng ngạc nhiên, cho đến nay họ không gấp rút yêu cầu chính sách can thiệp nào.
Sự mạnh lên của đồng yên không bắt nguồn từ sức mạnh của kinh tế nội địa Nhật. Thay vào đó, sự mạnh lên của đồng yên là sản phẩm của tiền đầu tư từ lĩnh vực tư nhân và nhà đầu tư quốc tế. Việc đồng USD đi xuống cũng góp phần quan trọng khiến đồng yên mạnh lên, điều này cho thấy sự can thiệp của cả hai bên Mỹ, Nhật có thể sẽ không thành công.
Như vậy nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ không can thiệp. Lần gần nhất Ngân hàng Trung ương Nhật làm yếu đồng yên diễn ra vào năm 2003 khi đó trong Bộ Tài chính Nhật bán đồng yên 126 ngày trên thị trường mở để mua vào 315 tỷ USD. Biện pháp đó đã giúp đồng yên hạ 11%.
Khả năng thành công của biện pháp can thiệp để thay đổi hướng đi trong dài hạn của đồng tiền trở nên khó xảy ra và sẽ chỉ có thể phát huy tác dụng khi các nước cùng hợp tác (khả năng khó xảy ra ở thời điểm hiện tại).
Nếu nhìn lại, có thể thấy nhóm nước công nghiệp phát triển G8 không hề can thiệp vào thị trường ngoại hối trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính. Xét về cả yếu tố chính trị và kinh tế, khả năng can thiệp rất thấp.
Bởi đồng yên mạnh có thể khiến áp lực giảm lạm phát tăng lên, thận trọng hơn, có lẽ nên tăng mua trái phiếu chính phủ Nhật kết hơn với nhiều chính sách khác để khuyến khích thế giới tăng mua trái phiếu.
Đồng yên có thể sẽ tiếp tục tăng giá bởi yếu tố Trung Quốc. Số liệu gần đây từ Bộ Tài chính Nhật cho thấy Trung Quốc đã tăng cường mua trái phiếu chính phủ Nhật, giá trị mua trong 3 tháng đầu năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD, cao gấp đôi con số kỷ lục vào năm 2005.
Nửa đầu năm 2010, Trong Quốc mua ròng trái phiếu chính phủ Nhật, mức tăng mua so với cùng kỳ mạnh nhất từ nawm2 005.
Tháng 6/2010, Trung Quốc tiếp tục mua ròng 456,4 tỷ yên tương đương 5,3 tỷ USD trái phiếu chính phủ Nhật. Tháng 5/2010, giá trị mua ròng đã đạt 735,2 tỷ yên.
Hiện nay Trung Quốc nói rằng nước này sẽ neo tỷ giá vào nhiều đồng tiền khác chứ không phải đồng USD, hiện tại có thể là thời điểm phù hợp để Trung Quốc điều chỉnh dự trữ 2,5 nghìn tỷ USD của nước này.
Anh chứ không phải Trung Quốc đang nắm giữ dự trữ đồng yên lớn nhất thế giới. Anh đã mua 26,3 nghìn tỷ yên vào năm 2009 và đầu tư thêm 18,3 nghìn tỷ yên trong năm nay, đồng yên vì thế lại càng có đà tăng giá mạnh.
Xét đến sự suy yếu của đồng USD khi kinh tế Mỹ đang phục hồi yếu, nhà đầu tư đang có cơ hội. Nhà đầu tư sẽ tiếp tục đẩy đồng yên tăng giá lên những mức đỉnh cao mới.
Tác giả bài viết là ông Shawn Baldwin, chủ tịch công ty tư vấn và nghiên cứu Capital Management Group. Ông và gia đình ông cũng như Capital Management Group không sở hữu trái phiếu chính phủ Nhật.
Theo Forbes, CafeF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.