12/8/10

Căn bản về Blend Mode


Introduction: Blending là kĩ năng cơ bản để hòa trộn hình với nhau. Một số bạn vẫn dùng Blend Mode cho mỗi tác phẩm như Overlay, Screen, Saturation … nhưng không nắm rõ thực chất mỗi option đó có chức năng như thế nào. Với những kiến thức trên lớp và chút kinh nghiệm ít ỏi mình xin chia sẽ cùng mọi người về vấn đề này.

Blend option gồm cái nhiều mục, mình chỉ đi vào chi tiết những mục phổ biến nhất, còn lại mấy bạn tự mò ra nhé. Mình sẽ nói về 3 mục chính (Mỗi group đều có chức năng giống nhau):



Group 1: Darken, Multiply, Color Burn, Linear Burn, Darken Color.
Group 2: Lighten, Screen, Color Dodged, Lighter Color.
Group 3: Overlay, Soft Light, Hard Light, Vivid Light, Linear Light, Pin Light, Hard Mix.

* Group 1: (Option chuẩn và thông dụng nhất: Multiply)

Chức năng: Layer được chọn mode multiply sẽ được giữ lại những phần mang màu tối, và bỏ đi những phần mang màu sáng. Còn ở những chỗ chuyển tiếp từ tối sang sáng chức năng này giúp layer đang blend nhìn trong suốt nhưng vẫn giữ màu nguyên thủy.
Bạn nhìn kĩ 2 tấm hình trước và sau khi dùng Option Multiply. Những phần màu tối sẽ được giữ lại và những phần màu sáng sẽ bị mất đi dần.







Một ứng dụng nhỏ của mode này là dùng làm ảnh cũ, bạn chọn layer hình nền và bấm ctrl + U để chỉnh hue/saturation, chọn colorize và có thể chỉnh như hình sau:




Để dễ hiểu hơn về mode này mình tạo 1 layer mới và dùng Gradient Tool (G) vẽ theo hình:




Và chuyển sang chế độ hòa trộn Multiply, chức năng này sẽ xóa đi những phần sáng trên layer vừa chọn và giữ lại những phần tối, còn khúc giữa thì trông mờ mờ.


Group 2: (Option chuẩn và thông dụng là Screen) 
Chức năng: ngược hoàn toàn với group 1, Group này giúp ta giữ lại những phần màu sáng (trắng) và xóa đi những phần màu tối (đen)





Một ứng dụng nhỏ là dùng chức năng này cùng với texture nhìn cũ cũ, chuyển texture thành screen, chọn Hue/Saturation cho hình gốc như group 1 nhưng chuyển màu về đen và tối tối ta sẽ có 1 bức ảnh cũ, trong giống 1 cảnh phim ngày xưa.



* Group 3: (Option chuẩn và thông dụng là Overlay)

Chức năng: Layer được chọn Overlay thì những phần sáng (trắng) sẽ được làm cho sáng hơn (brighter) và những phần tối (đen) sẽ được làm cho đậm hơn (darker), giống như chỉnh contrast cho hình. Những phần nằm giữa sẽ được giữ nguyên và chuyển thành trong suốt.







Ứng dụng phổ biến của chức năng là ta nhân đôi layer gốc lên và chọn overlay nó. Để hình đẹp hơn thì ở layer vừa nhân đôi ta vào filter/blur/Gaussian blur và chọn khoảng 2,3 pixel. Lưu ý là hình có thông số kĩ thuật thấp đừng làm bước này vì 1 là cháy màu, 2 bể hình, 3 hình cực kì xấu.


Một vài Blending Option khác:
- Dissolve: dùng làm bể hình (noise), ứng dụng làm noise, ngôi sao hoặc ảnh vẽ.
- Difference và Exclusion: chuyển sang chế độ âm bản.
- Hue/Saturation/Color/Luminosity: Không thường dùng vì đã có những chức năng khác tương tự.
Phần hai
Lưu ý: phần 2 này đòi hỏi phải có khái niệm cơ bản về blend (bạn có thể xem ở Part 1) và có 1 tí sáng tạo và ứng dụng. Cách nào được dùng khá phổ biến và hầu như thông dụng tại Mỹ (trong các tut trên VPS mình ít thấy bạn nào dùng cách này).
Chúng ta dùng 2 stock này cho ví dụ: (Stock free mình khỏi thêm credit nhé)
Bạn đặt stock 2 nằm trên stock 1 như hình (mình có dùng Clone Tool để loại bỏ mặt trăng phía trên stock 1). Câu hỏi là làm thế nào để đưa mặt trăng ra sau cành cây mà không dùng bất cứ công cụ phức tạp nào khác ngoài blend???
Bây giờ mình đi vào phần chính, PS hỗ trợ 1 chức năng khá hay cho người dùng là “Blending Options…”. Để dùng chức năng này chúng ta có 2 cách:

Cách 1: Layer/Layer Style/Blending Options…



Cách 2: Bấm vào biểu tượng (Fx) dưới khung Layer, chọn Blending Options …



Và đây là bảng Blending Options. Gồm những phần sau:



- Blending Mode: những cách blend mình đã đề cập ở phần 1.
- Opacity: độ mờ -> càng xuống gần 0 hình càng trong suốt.


Fill Opacity: giống với Opacity và thường được dùng kết họp với Opacity để tạo độ thật cho vật.

- Channels: R=Red, G=Green, B=Blue. Nếu bạn CHỌN vào 1 channel màu có nghĩa là trong layer bạn đang làm việc nó sẽ blend tất cả những yếu tố nào có dính đến màu bạn chọn. Nếu bạn KHÔNG CHỌN 1 channel nào thì có nghĩa Photoshop sẽ tách phần màu đó ra khỏi layer của bạn và không blend.

Ví dụ: ở đây mình không chọn channel G, thì PS sẽ lấy màu green ra khỏi hình, nhưng vì màu đen bị lấy green nên green sẽ trội hơn (Dominant) nên màu đen sẽ bị chuyễn thành green. Và ngược lại màu trắng bị green ra nên còn lại 2 channel khác là Red và Blue, nên sẽ tạo ra màu purple (hồng).




Sau đây là bảng màu để tham khảo.



Lưu ý: mình không nói nhiều hơn về mục Advanced Blending này vì nó tương đối rắc rối và đòi hỏi phải tự thao tác. Nên mình đi thẳng vào phần Blend chính mà mình muốn đề cập trong bài này:

*** Blend If: (Blend có điều kiện, Blend khi…)

Gồm có 4 mode: Gray, Red, Green, Blue. Mình lấy Gray làm ví dụ.

Chúng ta đi vào ví dụ trước nhé, mình kéo thanh trượt của mục “This Layer” từ bên màu đen vào khoảng 110, chúng ta sẽ có:



Ngược lại nếu mình kéo thanh trược bên màu trắng qua khoảng 50 thì ta sẽ có:



Giải thích: “Blend If This Layer …(Đen/Trắng)” This Layer ở đây chính là layer bạn đang làm việc trên đó, trong ví dụ này là mặt trăng.

- Nếu bạn kéo thanh chọn màu đen từ 0 đến 110 có nghĩa: những màu trong khoảng từ 0 đến 110 trên layer bạn chọn sẽ biến mất khỏi hình, chỉ giữ lại những màu nằm trong khoảng tư thanh trượt màu đen (110) đến thanh trượt màu trắng (255).



- Ngược lại đối với thanh trượt màu trắng, sẽ xóa đi những phần màu từ 255 đến 50 và giữ lại phần màu từ 50 đến thanh trượt màu đen.

Nhưng câu hỏi là làm sao để mặt trăng nằm sau, chứ không phải trước nhành cây???

Vẫn giữ “This layer” ở 110 và 255, ta kéo thanh trượt màu đen của “Underlying Layer” đến 70, và kết quả:



Giải thích:
“Blend If Underlying Layer …(Đen/Trắng)”. Underlying Layer ở đây là layer nằm bên dưới layer bạn đang làm việc, trong ví dụ này là khung cảnh.

- Nếu bạn kéo thanh chọn màu đen từ 0 đến 70 có nghĩa: những CHI TIẾT CỦA LAYER BÊN TRÊN (Mặt trăng) nằm trong KHOẢNG MÀU từ 0 đến 70 CỦA LAYER Ở DƯỚI (Khung cảnh) sẽ biến mất khỏi hình, chỉ giữ lại những CHI TIỀT CỦA LAYER BÊN TRÊN nằm trong KHOẢNG MÀU tư thanh trượt màu đen (70) đến thanh trượt màu trắng (255).



- Nếu bạn kéo tiếp thanh trượt màu đen về bên màu trắng nữa thì mặt trăng sẽ biến mất từ từ vì layer bên dưới có những mảng sáng (trắng) sẽ khiến layer bên trên bị mất chi tiết trong phạm vi đó đi.
- Điều ngược lại xảy ra khi bạn kéo thanh trượt màu trắng ngược lại về phía đen.(Ở ví dụ này không có gì đáng kể).

Nhưng vấn đề là nhìn hình vẫn chưa thật cho lắm nếu ta zoom in vào mặt trăng và cành cây.

Bạn giữ nút alt vào kéo 1 phần bển trái của thanh trượt màu đen của mục “Underlying Layer” để tách đôi nó ra theo hình (20/70/255):



Bức hình của bạn đã khá hơi đôi chút.

Giải thích: Nếu bạn kéo thanh chọn màu đen từ 20 đến 70 có nghĩa: những CHI TIẾT CỦA LAYER BÊN TRÊN (Mặt trăng) nằm trong KHOẢNG MÀU từ 20 đến 70 CỦA LAYER Ở DƯỚI (Khung cảnh) sẽ biến mất khỏi hình, chỉ giữ lại những CHI TIỀT CỦA LAYER BÊN TRÊN nằm trong KHOẢNG MÀU từ (70) đến (255) và giữ lại những chi tiết trong khoảng màu từ (0) đến (20).

Và cuối cùng mình điều chỉnh đôi chút để có kết quả cuối cùng:




*** Blend If sẽ làm điều tương tự khi các bạn chọn các channel khác như Red, Green hoặc Blue.



anh kiem tine online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.