5/8/10

Bão mặt trời đã đổ bộ xuống trái đất


Vào ngày hôm qua (8/4/2010), cơn bão mặt trời đã đổ bộ vào trái đất, đem theo những đám mây plasma và tạo ra cực quang trên bầu trời ở cực Bắc, cơn bão mặt trời này đã trải qua một hành trình 3,5 ngày với quãng đường dài những 150 triệu km.


Vụ nổ vào ngày 1/8 vừa qua đã tạo ra một đám mây khổng lồ và đó chính là bão mặt trời. Khi bão mặt trời tiến thẳng về trái đất thì đám mây điện tích sẽ gặp tầng khí quyển, sự tương tác giữa chúng sẽ tạo nên vô số cực quang trên bầu trời. Vụ nổ này cũng đã tạo ra những đám mây plasma khổng lồ, những con bão mặt trời thổi về phía trái đất có luồng khí plasma nặng đến 10 tỷ tấn với tốc độ hàng nghìn dặm một giờ.

Cực quang chụp từ hồ Superior, Michigan, Mỹ.
Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất cũng như ở các hành tinh khác.


Cực quang là hiện tượng quang học với sự thể hiện màu sắc của ánh sáng trên bầu trời vào buổi đêm, các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm chúng trông giống như những dải lụa ánh sáng trên bầu trời. Cực quang được xuất hiện khi các hạt tích điện trong khí plasma tương tác với từ trường của trái đất, những đám mây plasma này sẽ bị hút về đầu cực và va chạm với các nguyên tử nitơ và oxy.

Cực quang  trên bầu trời Đan Mạch.
Những nước được chiêm ngưỡng cực quang là Đan Mạch, Na Uy, Đức, đảo Greenland, Bắc Mỹ Canada. Theo như ông David Gavine, giám đốc của Tổ chức thiên văn học nước Anh thì nước Anh cũng có khả năng được chứng kiến cực quang.


Tuy nhiên cơn bão mặt trời này được cảnh báo là rất nguy hiểm, những cơn bão mặt trời lớn có thể làm tê liệt hệ thống điện và viễn thông trên trái đất. Ngoài ra khi bão họat động mạnh sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng tim mạch, tăng huyết áp...


Cơn bão mặt trời lần này được cho rằng là lần phun trào lớn đầu tiên hướng vào trái đất sau một thời gian dài. Đặc biệt quầng lửa gây ra đợt phun trào này chỉ có thể tạo ra cực quang ở bán cầu Bắc hoặc Nam trái đất.


Clip: Cực quang xuất hiện.


anh kiem tine online


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.