18/3/11

Hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần của Nhật Bản hoạt động ra sao?



Thảm họa vừa diễn ra ở Nhật Bản là một lời cảnh báo đến với tất cả chúng ta về sức mạnh vô tận của Trái Đất. Quy luật tất yếu là con người không thể chống lại thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào thiên nhiên, tận dụng sức mạnh của mẹ Trái Đất để sinh sống. Trong bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn cơ bản nhất về hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần của Nhật Bản, hệ thống vừa cứu thoát hàng ngàn người vô tội khi thảm họa xảy ra.

Tất cả các hệ thống cảnh báo động đất và sóng thần trên thế giới đều theo dõi 1 thứ duy nhất, đó chính là sóng địa chấn (seismic waves). Những hệ thống này sẽ theo dõi trực tiếp những xung động nhỏ nhất từ tâm trái đất và cảnh báo ngay lập tức nếu phát hiện ra bất cứ điều gì khác thường. Do vậy, nếu hệ thống hoạt động tốt thì chúng ta sẽ có đủ thời gian để sơ tán ra khỏi cơn thịnh nộ của trái đất.

Có rất nhiều tổ chức theo dõi sự di chuyển của trái đất, chẳng hạn như hệ thống quốc gia về địa chấn Mỹ là US Advanced National Seismic System (ANSS) đã có tới 95 trạm theo dõi chỉ ở khu vực Bắc Mỹ. Ngay khi có động đất, ANSS sẽ lập tức gửi những tín hiệu theo thời gian thực tới nhân viên chính phủ và các nhân viên cấp cứu để kịp thời thực hiện các biện pháp cần kíp.

Động đất thường gây ra những thiệt hại rất lớn nhưng thành thật mà nói thì việc giải quyết hậu quả của chúng khá đơn giản, ít nhất là về mặt lý thuyết. Người ta chỉ việc đưa người và của đến các khu vực có động đất để cứu giúp nạn nhân ở đó. Trong khi đó thì nếu động đất gây ra sóng thần, hậu quả sẽ là khôn lường và người ta luôn cần đến sự trợ giúp rất lớn của thế giới trong những trường hợp này. Một cơn động đất dưới đáy biển không phải luôn luôn tạo ra những cơn sóng thần ngay trên đỉnh của nó mà nó có thể di chuyển để tàn phá ở những khu vực khác. Những chuyển động của bề mặt trái đất, nước bị thay đổi dòng chảy... cùng hàng loạt nhân tố khác đã làm sóng thần có thể tàn phá bất cứ nơi đâu mà nó muốn.

Bạn hãy nhớ rằng các sóng địa chấn di chuyển nhanh hơn 100 lần so với sóng biển, chính vì vậy mà chúng ta phải rất cẩn thận trong việc xác định khi nào và ở đâu thì sóng thần sẽ ập vào bờ. Để hiểu được tầm quan trọng của việc dự đoán sóng địa chấn, chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại những ký ức đau thương của trận động đất 9 độ richter vào năm 2004 ở Indonesia. Trận động đất này đã làm Ấn Độ Dương dậy sóng và giết chết khoảng 230.000 người ở 11 quốc gia khác nhau, trong đó có 30.000 người ở Ski Lanka. Tất cả chỉ vì khu vực này không có hệ thống cảnh báo cần thiết, không ai có thể thoát được sự thịnh nộ này, kể cả khi tâm chấn cách Sri Lanka tới 1.600 km.

Còn khi người ta có hệ thống cảnh báo đầy đủ thì sao? Cơn động đất 8,9 độ richte vào Nhật Bản mới đây không gây ra nhiều thiệt hại như vậy vì cơ quan khí tượng quốc gia này đã phát ra lời cảnh báo trong vòng 3 phút kể từ khi hệ quả của trận động đất diễn ra. 6 phút sau thì toàn bộ các đảo ở nam Thái Bình Dương, Hawaii và Nga cũng được cảnh báo để sẵn sàng đối phó. Tất cả những hệ thống tương hỗ trên là 1 phần của liên minh đa chính phủ về hải dương học Intergovernmental Oceanographic Commission, liên minh do UNESSO điều hành và chịu trách nhiệm phản hồi các thảm họa trên phạm vị toàn cầu.


Hệ thống máy đo của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia rất cẩn thận với bất cứ một xung động nhỏ nào trên lớp vỏ trái đất khi mỗi năm họ phải chống chọi với hàng ngàn rung động (trung bình hơn 400 lần 1 ngày). Đất nước này có 180 địa chấn kế và 627 máy đo cường độ của chúng. Họ cũng đồng thời xây dựng một hệ thống đo 30 mực nước biển được kiểm soát bởi bộ đội bờ biển và 80 cái khác được JMA điều khiển, hoạt động đồng thời và liên tục truyền tải dữ liệu cho hệ thống máy chủ xử lý. Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ đi qua cáp hoặc vệ tinh tới bộ máy trung tâm, cập nhật liên tục để sẵn sàng kết nối với chính phủ, cảnh sát, bộ đội bờ biển, các công ty điện thoại và báo chí để cảnh báo và giúp đỡ người dân. Không chỉ có vậy, hệ thống này cũng được dùng để báo cáo các xung động trong thời gian thực, dựng mô hình quỹ đạo của các con sóng và kích thước của chúng.


Hệ thống dự báo, xác định và báo cáo thảm họa của Nhật Bản

Nếu xác định có xung động, cơ quan quản lý của Nhật Bản là NOAA sẽ sử dụng hàng loạt các phao chuyên dụng để xác định xem đó là cảnh báo thật hay giả. Hệ thống đánh giá và báo cáo sóng thần của NOAA (Deep Ocean Assessment and Reporting of Tsunami) sẽ thực hiện đo áp lực và thả các phao làm từ sợi thủy tinh xuống các tầng nước biển. Các máy đo hoạt động dưới nước sẽ liên tục kiểm tra 15 giây 1 lần và gửi dữ liệu bằng sóng âm đến phao trên bề mặt, để rồi từ đó truyền qua vệ tinh về trung tâm cảnh báo sóng thần. Nếu được xác định là thật thì các cơ quan truyền thông sẽ ngay lập tức thông báo cho người dân đồng thời họ cũng nhận được các tin nhắn tự động cảnh báo nếu đăng ký dịch vụ từ nhà mạng.

Tham khảo: GizmodoWikipedia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.