22/2/11

Việt Nam thuộc nhóm nước mà Facebook chưa thể thống trị

Việt Nam và nhiều quốc gia lớn khác trên thế giới vẫn đang khiến Facebook đau đầu vì chưa thể phủ sóng rộng khắp.
Ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, nếu như Facebook không phải là trang web nổi tiếng nhất, thì hẳn là nó cũng đứng vị trí liền kề. Mạng xã hội này đã đạt được mức tăng trưởng rất mạnh. Thậm chí nó mạnh tới mức chỉ có duy nhất một công ty có thể “ngang nhiên” so sánh với Facebook, đó là Google.
 
Nhưng không phải đất nước nào cũng bị thống trị bởi Facebook. Có một vài đất nước, nơi Facebook vẫn không thể nào trở thành trang web được truy cập nhiều nhất (hay ít nhất là vẫn chưa thể).
 
Những “xứ sở” còn sót lại
 
Trang web Royal Pingdom đã tiến hành một cuộc thử nghiệm nho nhỏ với lưu lượng truy cập web trên toàn thế giới để tìm ra những quốc gia mà tại đó, Facebook không nằm trong top 5 trang web được truy cập nhiều nhất. 
 
 
Chúng ta có thể thấy Brazil, Nga và nhiều quốc gia Đông Âu, Trung Đông và nổi bật hơn cả là Trung Quốc là những nới Facebook vẫn chưa tìm được vị thế của riêng mình. Hoàn toàn có thể chắc chắn rằng những quốc gia này là những gạch đầu dòng trong danh sách công việc cần phải làm (to-do list) của Facebook, vì họ chẳng dễ gì bỏ qua những thị trường béo bở như vậy.
 
Một vài số liệu đáng lưu tâm nữa về cuộc điều tra này:
 
- Ở các nước phương Tây cũng như Australia, khu vực Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á (trừ Việt Nam), Facebook là sự lựa chọn số một của cư dân mạng.
 
- Facebook không thể nào thâm nhập được thị trường Trung Quốc do trang web của họ đã bị chính phủ nước này chặn.
 
- Tại Nhật Bản, Facebook vẫn chưa thể tìm được chỗ đứng, trong khi đây là một trong những thị trường mạng lớn nhất thế giới.
 
Những thị trường tiềm năng
 
Như đã đề cập ở trên, bên cạnh Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn nhất mà Facebook chưa thể chinh phục, vẫn còn một vài thị trường lớn khác.
 
Đây là danh sách những quốc gia, những thị trường tiềm năng mà Facebook còn phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm lĩnh, hẳn nhiên trong đó có Việt Nam.
 
 
Không thể nghi ngờ gì khi Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất mà Facebook chưa thể đụng tới, với hơn 420 triệu người sử dụng Internet. Trong đó, Nhật Bản, Brazil và Nga là những nước có số người sử dụng internet trên 50 triệu (cá biệt Nhật Bản có gần 100 triệu người sử dụng internet).
 
Để hiểu rõ tiềm năng của những thị trường này, xin đưa ra số liệu của Facebook tại những thị trường mà họ đã thành công. Theo số liệu đáng tin cậy, ở những nước như Hoa Kỳ hay Pháp, số lượng người sử dụng Facebook chiếm 50% tổng số người sử dụng Internet.
 
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu Facebook có thể thâm nhập những thị trường trong danh sách kể trên thành công, thì họ sẽ có thêm hàng trăm triệu khách hàng mới. Cụ thể hơn, nếu cộng tổng số người sử dụng Internet ở các nước đó (gần 765 triệu người), lấy 50%, chúng ta sẽ có con số khổng lồ là 382 triệu. Đó là mục tiêu mà tập thể của Mark Zuckenberg đang đau đầu tìm giải pháp.
 
Một trong số đó là làm sao để tiếp cận được thị trường đông dân nhất thế giới. Nếu tính theo công thức trên, thì chỉ riêng Trung Quốc cũng sẽ đóng góp cho Facebook hơn 200 triệu user. Không chỉ có vậy, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, thì con số 200 triệu sẽ còn tăng lên rất nhiều trong tương lai!
 
Tạm kết
 
Trên con đường đạt mốc 1 tỉ thành viên, chắc chắn sẽ có những thị trường Facebook muốn đầu tư sâu hơn để đem lại hiệu quả tối ưu. Và có vẻ như Facebook cũng đã bắt đầu cuộc “thập tự chinh” xâm nhập những thị trường mới.
 
Nhưng dĩ nhiên, con đường ấy không hề bằng phẳng với những con người ở Pato Alto. Sẽ có những chướng ngại vật thử thách sức lực của họ, như Mixi (hay thậm chí là Twitter) ở Nhật Bản, Orkut tại Brazil, vKontackte ở Nga, Zing Me ở Việt Nam... Và cuối cùng, quan trọng hơn cả, nếu như Facebook có muốn tiếp cận thị trường 1 tỉ dân, thì họ cũng sẽ phải bước qua “gã khổng lồ” QQ!
 
Nhưng nếu nói một cách lạc quan, thì với những con số Facebook đã đạt được, liệu có ai dám đối đầu trực tiếp với họ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.