Sự kiện tài chính và chiếc lược của Nokia ở London đã kết thúc, MWC 2011 và những sự kiện bên lề ở Barcalona cũng đa qua đi, bây giờ là thời điểm để chúng ta cùng ngồi lại và tổng hợp thông tin, suy luận về lý do Nokia hợp tác với Microsoft thay vì Google hay một công ty nào khác.
Câu chuyện của những người lớn:
Tại sao đây lại là câu chuyện của những người lớn? Đơn giản thôi, những ai tham dự câu chuyện này đều là những người khổng lồ và mỗi bước đi của họ có thể làm thay đổi thị trường thế giới. Và đã là người lớn thì họ suy nghĩ và bàn luận kinh doanh một cách nghiêm túc, không phải hứng lên thì làm như lũ trẻ ranh hay thiếu suy xét như bọn thanh thiếu niên chúng ta.
Vầy thì những suy nghĩ và lợi lộc nào đã làm cho Nokia nghiêng về phía Microsoft thay vì về với Google như những gì mà nhiều người mong muốn?
Tiền là một vấn đề quan trọng.
Khoan hãy nhắc đến những thứ khác, không có tiền thì bạn không thể làm bất cứ điều gì cả. Trong khi Nokia đang gặp 1 chút khủng hoảng nho nhỏ về tài chính thì Microsoft sẵn sàng đưa ra nguồn lực tài chính vô tận của mình để giúp họ. Bạn nghĩ là Google cũng lớn ư? suy nghĩ lại đi, quảng cáo cho Android xuất hiện nhiều thật đấy nhưng liệu có bao nhiều phần trăm lấy ra từ túi của Google hay đó chính là tiền của các nhà sản xuất thiết bị. Hầu hết các quảng cáo của Google đều đến từ những kênh phi truyền thống (Internet), tức là lĩnh vực mà họ rất mạnh mẽ và chi phí cho chúng là cực nhỏ.
Microsoft thì sao, chỉ riếng Kinect và Windows Phone 7 thì họ đã bỏ ra 1 tỷ đô la để quảng bá. Điều đó cho thấy Microsoft thật sự quyết tâm xâm lấn 2 thị trường này. Hơn nữa, không thể không nhìn vào quy mô của Microsoft, Nokia và Google. Mình là một người rất thích Google nhưng có lẽ chúng ta cũng nên dẹp bỏ những ảo tưởng của mình về gã khổng lồ này: họ không thể giúp đỡ Nokia khi mà doanh thu trong năm 2010 chỉ bằng 1/2 Nokia và hơn 1/3 Microsoft.
Hơn nữa, hợp tác với Microsoft là rất có lợi cho Nokia, xét về mặt tài chính. Nokia công bố hợp tác với Microsoft như là 2 bên ngang hàng nhau, họ không nói rõ nhưng có vẻ như Nokia thậm chí còn không phải trả tiền bản quyền cho Microsoft. Một số những chi phí như quảng cáo hay phát triển còn được chia sẻ chung giữa 2 công ty và bạn cũng có thể đoán xem ai là người trả nhiều tiền hơn rồi đấy.
Về phần Google, họ cung cấp Android miễn phí ư? Hãy quên giấc mơ thần tiên đó đi, Android miễn phí nhưng những dịch vụ xoay quanh như Google Mobile Service (Gmail, Google Docs, Maps....) thì nhà sản xuất phải trả tiền cho Google để được sử dụng, Và những quảng cáo trong Google Ads cũng mang lại cho họ không ít tiền. Người ra cho rằng mỗi người dùng Android sẽ mang lại cho Google khoảng 9,85$ tiền quảng cáo trong năm 2012. Cho dù vậy thì số tiền quảng cáo mà Google thu từ Android vào năm đó ước đoán chỉ đạt 1,3 tỷ đô la Mỹ. Tất nhiên, Google không thể miễn phí cho Nokia những khoản này trong khi Microsoft sẵn sáng làm tất cả để đưa Windows Phone 7 đi lên. Stephen Elop cho biết” “lượng tài sản được chuyển sang cho Nokia không tính bằng triệu mà tính bằng tỷ đô la Mỹ” (In fact the value transferred to Nokia is measured in B's not M's,) bạn sẽ chọn ai đây?
Vị thế của Nokia:
Google cho phép Nokia tùy biến Android nhưng hãng nào chẳng được làm thế? Microsoft thì sao? Họ cũng cho phép Nokia tùy biến bất cứ cái gì của Windows Phone 7, quá ưu ái khi mà không ai, kể cả đối tác gần gũi HTC hay lớn như Samsung cũng không được trao quyền.
Microsoft hợp tác với Nokia để đưa những thiết bị Windows Phone 7 vốn mắc tiền xuống sâu hơn nữa vào thị trường giá rẻ và trung cấp. Họ thậm chí sẽ hạ thấp yêu cầu tối thiểu để chạy Windows Phone 7 để Nokia dễ dàng hơn trong việc sản xuất các thiết bị này.
Hơn nữa, nhiều khả năng Nokia không muốn hợp tác lỏng lẻo với Google như các công ty khác mà họ muốn làm việc chặt chẽ hơn. Đi theo Google là phải chờ đợi các bản cập nhật, tùy biến lại rồi đưa xuống các thiết bị của mình. Một việc làm hơi quá sức với Nokia khi mà số thiết bị của họ ra mắt 1 năm là quá nhiều và Google cứ thích thú với trò chơi nửa năm nâng cấp 1 lần. Microsoft thì không vậy, họ quy định rõ cấu hình thiết bị và những bản cập nhật có thể đi trực tiếp từ Microsoft xuống máy người dùng.
Bản quyền:
Có thể bạn không biết nhưng bản quyền cũng là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của Nokia. CEO Stephen Elop cho biết các bằng phát minh, quyền sở hữu trí tuệ là những tài sản quý giá nhất của Nokia. Sẽ dễ hình dung ra hơn nếu bạn diễn dịch câu nói trên thành một câu nói bình dân: Elop muốn thu tiền từ những tài sản trí tuệ của đội ngũ nhân viên Nokia.
Làm sao để thực hiện đây hả Elop? Đi kiện, tất nhiên. Nokia đang đi kiện hàng loạt công ty mà Apple nổi lên như một trong những đối thủ nguy hiểm nhất. Apple vốn có truyền thống “dìm hàng” những đối thủ nguy hiểm nhưng cũng sẵn sàng trả tiền để dàn xếp những vụ rắc rối với những đối thủ mà họ cho là lành tính hơn (WP7 hiện tại được Apple coi là không nguy hiểm). Hơn nữa, khi mà Microsoft đang hợp tác chặt chẽ với Nokia và Apple cũng đang dính 1 số vụ lùm xùm bản quyền với Microsoft thì việc dàn xếp với Nokia dễ dàng hơn cả. Hầu hết các vi phạm mà Apple kiện ngược lại Nokia đều là từ màn hình cảm ứng. Nokia đã nhanh tay cắt hết những thiệt hại phát sinh sau này(nếu có) mà vụ thưa kiện đưa ra bằng cách sử dụng phần mềm của Microsoft. Bạn đã thấy Apple kiện Microsoft trong lĩnh vực cảm ứng chưa? làm sao mà kiện đây!
Có thể bạn cho rằng Google cũng có màn hình cảm ứng, nhưng đây lại là công ty yếu thế nhất trong các vụ kiện bản quyền. Các công ty sử dụng Android liên tục bị kiện, Google chẳng bảo vệ họ mà nhiều khi còn làm cho tình hình xấu hơn. Tệ hơn nữa là những “trò cười” khi mà các công ty sử dụng Android như Sony và LG kiện nhau ở Mỹ. Apple kiện Motorola và HTC, Microsoft kiện Motorola, Oracle kiện Google... tất cả đều dẫn tới những rắc rối không đáng có trong khi Nokia lại có thể bình yên ngồi thu nhiều tiền nếu hợp tác với Microsoft, bạn sẽ chọn ai đây?
Kết luận:
Nokia có thể cho Microsoft cả thế giới trong khi Microsoft sẵn sàng chuyển giao thị trường chủ lực Mỹ cùng những tài sản giá trị khác cho Nokia. Có lẽ mối quan hệ khăng khít này sẽ còn tồn tại một thời gian rất dài nữa, mặc cho CEO Google Eric Schmidt cứ tiếc nuối và mong muốn được hợp tác với Nokia. Chúng ta cũng không thể không nhắc tới vụ việc Vic Gundotra 2 con gà tây không làm nên đại bàng cũng như việc Aidan Biggins mời các kỹ sư thất nghiệp của Symbian vào Google làm việc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.