Cứ vào dịp cuối tháng 9 hàng năm, người dân tại các thị trấn nhỏ của thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, lại nô nức đón chào một ngày lễ hội độc đáo của họ - “La Merce” Festival. Một trong những điểm nổi bật của sự kiện này đó là việc xây dựng các “tòa tháp người” ấn tượng thông qua sự biểu diễn của những diễn viên nhào lộn – hay còn gọi là “castellers”.
Những casteller sẽ tập trung lại ở giữa quảng trường Placa de Jaume, trong khi có hàng ngàn người vây quanh để xem họ thực hiện các màn nhào lộn của mình. Nguồn gốc của lễ hội truyền thống này bắt nguồn từ thế kỷ 18, tại Valls, thủ phủ của thành phố Tarragona, nơi mà các nhóm casteller sẽ cạnh tranh nhau trong việc xây dựng các tòa tháp ấn tượng nhất mà họ có thể. Và truyền thống này vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết của người dân xứ sở bò tót.
Để xây dựng một tòa tháp, ngoài những kỹ thuật cần thiết, casteller còn phải chú ý đến một số yếu tố khác. Trước tiên những người được lựa chọn để tạo nên lớp móng của tháp – hay còn gọi là pinya, phải là những người thật khỏe mạnh và có sức chịu đựng dẻo dai. Tiếp đó, các lớp casteller khác sẽ lần lượt được dựng lên, và càng lên cao, thì đòi hỏi casteller phải là những người khéo léo và có khả năng giữ thăng bằng tốt. Người cuối cùng leo lên trên đỉnh tháp, được gọi là anxaneta – là một cô bé hoặc một cậu bé, sẽ đứng thẳng và giơ tay chào đón sự cổ vũ nhiệt tình của công chúng.
Tuy nhiên, để xây dựng lên được một “tòa tháp” 8 – 9 tầng đã là một điều vô cùng khó khăn, thì việc giải tán sau khi hoàn thành màn biểu diễn của casteller cũng không dễ dàng một chút nào.
Mọi người được tập hợp lại để làm móng
Mỗi đội sẽ có những cách dựng tháp khác nhau
Tháp của đội nào cao hơn, thì họ sẽ là những người thắng cuộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.