Gliese 581g là hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên được tìm thấy trong một khu vực mà nước có thể xuất hiện trên bề mặt. Đây cũng là hành tinh được cho là giống Trái Đất nhất với tiềm năng tồn tại sự sống. Gliese 581g cách Trái Đất 20 năm ánh sáng và quay xung quanh sao lùn đỏ Gliese 581. Với việc phát hiện Gliese 581g thì số lượng hành tinh quay quanh sao lùn đỏ Gliese 581 được nâng lên thành 6. Đây cũng là hệ hành tinh vừa được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời chúng ta và cũng giống hệ mặt trời, các hành tinh của Gliese 581 có quỹ đạo gần tròn.
Theo các nhà thiên văn, Gliese 581g "có tiềm năng ở được" nhưng hiện tại còn quá sớm để kết luận điều này. Cách Trái Đất 20 năm ánh sáng, dù có sử dụng tên lửa bay với tốc độ 30.000km/s thì để đến được Gliese 581g, chúng ta cần ít nhất ... 200 năm. Điều mà họ muốn nhấn mạnh về việc phát hiện Gliese 581g là khả năng duy trì sự sống.
Sự sống dựa trên rất nhiều yếu tố trong đó nước và khí quyển là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu. Nặng hơn Trái Đất từ 3 đến 4 lần, Gliese 581g quay hết 1 vòng quanh sao lùn đỏ Gliese chỉ trong 37 ngày. Khối lượng của Gliese 581g cho thấy đây là một hành tinh cứng với bề mặt rõ ràng và có đủ lực hút để giữ một tầng khí quyển.
Tuy nhiên, Gliese 581g bị "khóa chặt" vào sao lùn đỏ và điều này có nghĩa, một mặt của Gliese 581g luôn nằm đối diện với sao lùn đỏ hay mặt sáng trong khi mặt còn lại luôn nằm trong bóng tối. Vì vậy, khu vực có thể sống được trên hành tinh này là đường ranh giới giữa 2 vùng sáng tối (mặt phân giới).
Được biết, 2 hành tinh khác trong hệ hành tinh Gliese 581 là Gliese 581c và d được các nhà thiên văn phát hiện trước đây năm ở rìa vùng sự sống. Gliese 581c nằm ở mặt nóng còn Gliese 581d nằm ở mặt lạnh. Một số nhà thiên văn cho rằng hành tinh Gliese 581d có thể ở được nếu nó có một tầng khí quyển mỏng với tác động mạnh mẽ của hiệu ứng nhà kính để làm ấm lên, trong khi một số khác vẫn hoài nghi với giả thuyết này. Riêng với Gliese 581g vừa được phát hiện, nó nằm ngay chính giữa vùng sự sống và nhiều khả năng tồn tại những yếu tố cần thiết cho sự sống.
Nguồn: Gizmag
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.