Lính Pháp đang canh gác ở Hồ Tây.
Quân Pháp chiếm điện Kính Thiên trong thành cổ làm nơi đóng quân.
Toàn cảnh điện Kính Thiên.
Từ phía ngoài nhìn vào Cửa Bắc thành Hà Nội.
Cửa Bắc nhìn từ phía trong. Có thể thấy rất nhiều người Pháp đang có mặt ở Hà Nội.
Thành Hà Nội nhìn từ vị trí phố Sơn Tây ngày nay.
Một đồn lính trong thành Hà Nội.
Một góc nhỏ Hà Nội xưa.
Một cửa nhỏ dẫn vào thành Hà Nội.
Từ đền Ngọc Sơn nhìn ra hồ Hoàn Kiếm. Ngôi nhà ở góc phải hiện nay vẫn còn tồn tại.
Một nghĩa trang do người Pháp lập ra ở Hà Nội.
Cầu Giấy thời xưa. Đây là nơi 2 viên sĩ quan Pháp đã tử trận lần lượt vào các năm 1873 và 1883. Con sông trong ảnh là sông Tô Lịch.
Phố cổ Hà Nội nhìn từ bên kia hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, chúng đã được thay thế bằng các ngôi nhà cao tầng đồ sộ.
Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn nhìn từ bên kia hồ. May mắn là dáng vẻ cổ kính của chúng hiện vẫn còn được lưu giữ khá tốt.
Đây chính là chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, đây là vị trí của Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lý Thái Tổ và UBND thành phố. Đó chính là vị trí đẹp nhất xung quanh hồ.
Một ngọn tháp trong chùa Báo Ân xưa. Hiện tại chẳng còn chút dấu tích nào về cả ngọn tháp và ngôi chùa cổ.
Toàn cảnh chùa Báo Ân nhìn từ hồ Hoàn Kiếm.
Ngôi chùa nhìn từ phía cổng chính.
Tháp Hòa Phong đã chứng kiến bao đổi thay lịch sử và đững vững tới ngày nay. Phía xa xa chính là tháp Rùa, một trong các biểu tượng của Hà Nội hiện tại.
Cầu Thê Húc mộc mạc của ngày xưa. Bây giờ cây cầu đã được làm mới nhưng vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
Lối vào đền Ngọc Sơn.
Một ngôi chùa xưa ở Hà Nội. Chẳng biết qua bao năm tháng, nó có còn văng vẳng tiếng chuông nữa hay không?
Đền Voi Phục ở Cầu Giấy. Hiện tại ngôi đền vẫn còn và nằm ở góc công viên Thủ Lệ.
Một ngôi chùa ở vị trí phố Thụy Khuê ngày nay. Con phố này vẫn giữ được nhiều đình, chùa cổ và các cổng làng theo kiểu xưa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.