Tuy nhiên trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần làm rõ khái niệm : thế nào là PC ? Có một cách định nghĩa mang tính “truyền thống” rằng, PC là những chiếc máy tính với bộ xử lý x86, được trang bị màn hình, bàn phím và chuột. Cách này vẫn được nhiều người ủng hộ khi nói về một chiếc PC. Tuy vậy với sự tiến bộ của công nghệ, khái niệm mới về PC lại mang một sắc thái khác.
PC hay máy tính cá nhân (personal computer) được xem là một thiết bị có khả năng tính toán (computing) nhưng có thể mang theo bất kỳ lúc nào bên người (personal) khi cần. Miễn sao nó thực hiện được khả năng tính toán, có khả năng xuất kết quả trực tiếp cho người xem và nhập dữ liệu bằng nhiều cách khác nhau qua màn hình cảm ứng hoặc giọng nói … Và theo cách định nghĩa mới, PC không đơn thuần chỉ là chiếc laptop hay desktop, bất kỳ thiết bị gì kèm chip xử lý đa năng (general purpose) nhưng lọt vừa với một người dùng đều có thể xem là PC.
Dirk Meyer trình bày trên Forbes :
Các nhà phê bình đã từng dự đoán cái chết PC khá nhiều lần. Mỗi đợt giới thiệu các thiết bị tính toán mới hay các ứng dụng phần mềm mới được xem là nằm ngoài tầm ngắm của PC truyền thống, đều gióng lên cùng một tiếng chuông, một lời cáo phó cho chiếc PC mệt mỏi y như trong phim Groundhog Day.
Nhưng từ góc nhìn công nghiệp của tôi, Punxsutawney Phil không tồn tại. Mà ngược lại, cứ mỗi cuộc cách tân mạnh mẽ mới, lại là dấu hiệu của sự khoẻ mạnh, và các khát khao cộng đồng cho những lợi ích được nâng tầm từ điện toán cá nhân và các liên kết trực tuyến. Theo nhiều cách, chúng ta chỉ mới bắt đầu trải nghiệm cái thực sự gọi là điện toán cá nhân, từ việc làm sao có thể nhìn ngắm & cảm nhận.
Netbook, smartphone, tablet, điện toán mây, ảo hoá, di động, các hệ điều hành (OS) mới – sự ra đời của mỗi thứ lại loé lên tia lửa cho “cái chết của PC”. Nhưng bản thân chúng lại chính là các thiết bị điện toán cá nhân. Hãy nhìn một cách dài hạn, cứ mỗi một thiết bị mới đi kèm với một kiểu dáng mới như thế, và các năng lực mới, đều mở rộng thêm thị trường (PC) khi mỗi phát triển mới lại làm rộng hơn tầm với & năng lực của điện toán cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.