15/8/10

Kinh tế Mỹ đến thời kỳ sụp đổ?

Lãi suất cơ bản gần 0% và không thể thấp hơn nữa, lựa chọn duy nhất còn lại đã được FED công bố: mua trái phiếu Bộ Tài chính. Khó có thể tin vào thành công của chính sách này.
Đại Khủng hoảng 1930. Khủng hoảng trên phố Wall năm 1987. Khủng hoảng ở Nhật năm 1997.
Nếu nhìn lại, có thể thấy dấu hiệu về sự sụp đổ kinh tế đã rõ ràng. Suốt 20 năm qua, chính trị gia Nhật liên tục nói về việc tại sao họ có thể ngăn kinh tế trì trệ.
Tại Mỹ, câu chuyện bắt đầu từ năm 2007. Nhìn chung, giá cổ phiếu và bất động sản đã liên tục tăng, sau đó giảm và rơi xuống mức thấp hơn đáy trước.
Bất chấp nhiều điểm khác biệt giữa Nhật và Mỹ, có 1 điểm tương đồng đáng chú ý nhất trong mô hình quản trị rủi ro chính là nợ/GDP. Hiện nay, khi không thể giảm lãi suất cơ bản thêm nữa, lựa chọn duy nhất còn lại cho
các nhà hoạch định chính sách đã được FED công bố: mua trái phiếu Bộ Tài chính.
Chính sách này, theo giáo sư Carmen Reinhart thuộc đại học University of Maryland và Ken Rogoff thuộc đại học Harvard University, có thể đẩy nước Mỹ đến bên bờ vực sụp đổ, nếu tỷ lệ nợ/GDP vượt ngưỡng 90% GDP. Ở ngưỡng đó, mọi chuyện khó có thể được đảo ngược.
Ngày 02/07/2010, ước tính tăng trưởng GDP quý 3/2010 và cả năm 2011 đã bị hạ xuống mức 1,7%. Ở thời điểm đó, nhiều người dự đoán tăng trưởng kinh tế Mỹ ở mức khoảng 3%.
Đến nay, nhiều tổ chức môi giới lớn, chuyên gia phân tích và FED đều đã hạ dự báo về tăng trưởng GDP, thế nhưng điều đó chưa đủ. Ngay cả dự báo cho năm 2011 vẫn ở mức quá cao.
Nhiều chuyên gia đưa ra quan điểm bi quan về sức mạnh của đồng USD và sự đi lên của thị trường chứng khoán Mỹ bởi tăng trưởng tại Trung Quốc chững lại. Sẽ còn rất nhiều yếu tố tiêu cực đối với ước tính về tăng trưởng kinh tế Mỹ cho tới khi đất nước lấy nợ bù cho thâm hụt chi tiêu này tiếp tục là giải pháp mà chính trị gia và quan chức Ngân hàng Trung ương tìm tới như giải pháp cho khủng hoảng tài chính của chúng ta.
Thị trường giao dịch dựa trên kỳ vọng. Phiên giao dịch ngày thứ Ba vừa qua (ngày 10/08) không giống phần lớn phiên giao dịch buồn tẻ điển hình của các tháng 8 trên thị trường Mỹ.
Nhà đầu tư chờ đợi biện pháp nới lỏng định lượng (QE2) sắp được công bố và chủ tịch FED đáp lại mong đợi của thị trường. (Chương trình nới lỏng định lượng thông qua mua nợ để vực dậy thị trường nhà đất mạnh tay chưa từng có của FED và kênh tín dụng cho các ngân hàng lần thứ nhất bắt đầu vào cuối năm 2008 và đã kết thúc vào đầu năm nay).
Trên thực tế, mọi đợt tăng điểm của thị trường bắt đầu và kết thúc với những lời đồn đoán về chính sách mà chủ tịch FED sẽ đưa ra.
Hiện nay, khi hơn 40,8 triệu người Mỹ sống nhờ vào chương trình hỗ trợ lương thực và khoảng 45% người thất nghiệp đã thất bại trong tìm việc suốt 27 tuần hoặc hơn thế nữa, điều gì sẽ còn lại nếu chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) không thể phát huy tác dụng? Đã đến lúc chúng ta nói đến chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3).
Nhóm chính trị gia và quan chức thuộc Ngân hàng Trung ương đang kỳ vọng việc in thêm tiền sẽ có thể giúp vực dậy kinh tế cần tính đến những yếu tố sau:
1. Đồng USD đang hồi phục lại sau 9 tuần giảm liên tiếp. Từ đầu tháng 6/2010, đồng USD đã hạ 9%.
2. Lợi tức trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ rơi xuống mức thấp kỷ lục. Lợi tức trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm xuống mức 0,49%.
3. Chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm và 2 năm tiếp tục giảm và xuống mức 223 điểm cơ bản.
4. Chỉ số S&P 500 hiện ở dưới mức trung bình của 200 ngày giao dịch là 1.115 điểm.
5. Chỉ số VIX đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau thời gian bình ổn gần đây.
Theo Fortune, CafeF

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.