7/7/10
Càng dễ càng khó, càng khó càng dễ
Trong sách “Dạy con làm giàu ” (Rich Dad’s guide to becoming rich) của Kiyosaki và Lechter, các tác giả ghi lại câu chuyện của Ray Kroc, người sáng lập McDonald’s, khi nói chuyện với các sinh viên MBA ở Texas (Hoa Kỳ), ông bất chợt hỏi: “Đố các bạn, tôi kinh doanh cái gì?”.
Không ai trả lời Ray mà họ chỉ phì cười vì cho rằng ông đang pha trò. Đột nhiên ông hỏi lại lần nữa: “Theo các bạn tôi kinh doanh cái gì?”. Các sinh viên lại càng cười to và cuối cùng có một người nói to: “Ray, ai mà không biết ông đang kinh doanh hamburger”. Ray tỏ ra khoái trá: “Tôi biết các bạn sẽ nói như thế”. Rồi ông tiếp luôn: “Này các bạn, tôi có kinh doanh hamburber đâu. Tôi kinh doanh bất động
sản”. Và thế rồi trong suốt buổi đó ông đã ngồi cùng sinh viên để giảng giải cho họ hiểu về quan điểm kinh doanh của ông. Ray chú trọng vào việc bán hamburger, nhưng ông không bao giờ quên để mắt tới vị trí xây dựng nhà hàng. Ông biết rằng vị trí của nhà hàng cũng quan trọng như thức ăn nhanh là nhân tố quan trọng nhất trong sự thành công của việc kinh doanh.
- Suy nghĩ của nhiều thanh niên ngày nay ở nước ta thường là học gì làm nấy. Sai lầm trong vấn đề này là rất nhiều người quên nghĩ đến việc kinh doanh của riêng mình. Doanh nhân, theo cách nghĩ tiên tiến và đúng đắn ngày nay sẽ không hẳn là nhà phát minh, cũng không hẳn là nhà sáng chế mà chính họ là những người biết sử dụng những phát minh, những sáng chế một cách sáng tạo và hữu dụng. Sở dĩ Bill Gates trở thành người giàu nhất hành tinh như hiện nay là nhờ ông ta biết phát huy sáng kiến về hệ thống máy tính DOS. Trên thực tế, hệ điều hành này không phải của Bill Gates mà là của một người anh em với ông. Ông này đã chết vì tai nạn xe hơi sau khi uống rượu. Như vậy để trở thành người thành đạt trong kinh doanh, một nhà khoa học có nhiều phát minh sáng chế vẫn chưa đủ. Có một khái niệm mà rất ít người trẻ của chúng ta biết đến là trí thông minh tài chính. Có nhiều tiền vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nhân thành đạt. Doanh nhân, theo Kiyosaki và Lechter, là những người có trí thông minh tài chính và nhờ đó họ tạo ra tiền. Nói cách khác, họ là những người rất biết sử dụng đồng tiền để sinh lợi cho mình. Nhiều người có tiền, có thời cơ đang chín muồi, họ “cầm cờ trong tay nhưng không biết cách phất” nên rốt cuộc cơ hội không mỉm cười với họ. Doanh nhân không dùng đồng tiền hiện có để làm giá trị cho mình và dùng nó làm thước đo cho sự thành đạt.
- Nói như thế để những người trẻ chúng ta hiểu rằng có nhiều tiền mới chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ để trở thành doanh nhân thành đạt. Tiền thì không có thực. Người nghèo và người trung lưu làm việc để kiếm tiền, còn người giàu thì làm ra tiền và làm thêm tiền. Càng nghĩ tiền bạc là có thực thì càng phải làm việc vất vả hơn cho chúng. Nếu hiểu được rằng tiền bạc không có thực, chúng ta sẽ làm giàu nhanh hơn.
- Kinh doanh còn là một nghệ thuật. Nghệ thuật là ở chỗ học vấn có thể thật cao, nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để kinh doanh thành công. Kinh doanh thành công luôn gắn liền với nỗ lực sáng tạo của bản thân doanh nhân. Những lĩnh vực mới chưa ai dạy, thậm chí chưa ai đúc kết vẫn có rất nhiều doanh nhân giỏi theo đuổi.
- Binh pháp Tôn Tử viết: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Câu này đang được nhiều doanh nhân và sinh viên các nước phương tây và Mỹ nghiền ngẫm. Được biết đã có một tổ chức hướng nghiệp ở Singapore khuyến cáo các thí sinh rằng, ngay cả khi các bạn trúng tuyển vào trường đại học nào đó thì chưa hẳn là những ngành nghề mà trường đó tào tạo phù hợp với bạn. Nói cách khác, người trúng tuyển kể cả khi đỗ thủ khoa vẫn có thể là người đã chọn lầm nghề. Cho nên có lần vua dầu mỏ Rockefeller đã lưu ý các thế hệ trẻ rằng: “Có những nghề đòi hỏi thật khắt khe ở người muốn theo nó. Bởi vậy, có thể nói chủ yếu là do nghề chọn người, thay vì là người chọn nghề. Khi là người được nghề chọn, ta mới thật sự an tâm là phù hợp với nghề”.
- Một doanh nhân thành đạt không bao giờ làm theo số đông. Nguyên tắc đơn giản là: “Càng dễ càng khó, càng khó càng dễ”. Việc càng dễ làm sẽ càng có nhiều người làm theo. Ngược lại, hàng càng khó làm càng dễ bán và công việc kinh doanh càng mang tính chiến lược thì càng ít có ai bắt chước được dễ dàng.
- Nói cách khác, doanh nhân muốn thành công một cách bền vững phải là người tiên phong, phải nghĩ trước cái người khác chưa kịp nghĩ đến, phải hiểu được cái không mấy ai hiểu, và phải làm những cái không mấy ai làm và dám làm.
Nguồn: maxi-forex
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.